Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng- Kỳ 2: Chờ đón “đại bàng”

Đà Nẵng đang đứng trước cơ hội phát triển mới khi được Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố. Đặc biệt, nhóm chính sách về thu hút nhà đầu tư chiến lược được kỳ vọng sẽ là cơ hội lớn để thành phố “xây tổ đón đại bàng”, đưa Đà Nẵng trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn của các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới.

Ưu đãi vượt trội

Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng được Quốc hội thông qua vào ngày 26/6 với 452/459 tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, đạt 93%.

Tại Nghị quyết, Đà Nẵng được trao một số cơ chế, chính sách đặc thù về quản lý tài chính, ngân sách nhà nước; quản lý đầu tư; quản lý quy hoạch, đô thị, tài nguyên, môi trường; ngành, nghề ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố; thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng; đầu tư phát triển vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, thông tin truyền thông, quản lý khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Theo đó, danh mục ngành, nghề, dự án ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược vào thành phố gồm: Đầu tư xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm dữ liệu, trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) gắn với đào tạo; đầu tư nghiên cứu và hỗ trợ chuyển giao công nghệ cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI); công nghệ sinh học, công nghệ tự động hóa, công nghệ vật liệu mới, năng lượng sạch, có quy mô vốn đầu tư từ 2.000 tỷ đồng trở lên.

Đà Nẵng được thành lập khu thương mại tự do gắn với cảng biển Liên Chiểu để thí điểm cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, tài chính, thương mại, du lịch và dịch vụ chất lượng cao

Đầu tư dự án trong lĩnh vực: công nghệ chip bán dẫn, công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, chế tạo linh kiện, vi mạch điện tử tích hợp (IC), điện tử linh hoạt (PE), chip, pin công nghệ mới, vật liệu mới, có quy mô vốn đầu tư từ 4.000 tỷ đồng trở lên.

Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng các khu chức năng thuộc Khu thương mại tự do theo quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt: Khu thương mại - dịch vụ, quy mô vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên; Khu hậu cần cảng - logistics gắn với Cảng biển Liên Chiểu, quy mô vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên; Khu sản xuất, quy mô vốn đầu tư từ 3.000 tỷ đồng trở lên.

Đầu tư xây dựng và kinh doanh du lịch đường thủy nội địa, quy mô vốn đầu tư từ 8.000 tỷ đồng trở lên.

Đầu tư xây dựng dự án tổng thể bến Cảng biển Liên Chiểu, quy mô vốn đầu tư từ 45.000 tỷ đồng trở lên.

Trong đó, nhà đầu tư chiến lược được hưởng ưu đãi nhiều ưu đãi vượt trội. Cụ thể, được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế đối với hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) bằng 150% chi phí thực tế của hoạt động này khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí nghiên cứu và phát triển (R&D) thực tế được xác định theo quy định của pháp luật về kế toán.

Được hưởng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan và thủ tục về thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của dự án đầu tư do nhà đầu tư chiến lược thực hiện tại thành phố khi đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định của pháp luật về hải quan và thuế, trừ điều kiện về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu.

Nhà đầu tư chiến lược thực hiện các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ chip bán dẫn, công nghiệp mạch tích hợp bán dẫn, công nghệ thông tin, đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển gắn với đào tạo được lựa chọn hình thức Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Đồng thời, việc xác định giá đất, nghĩa vụ tài chính khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.

Không để lỡ nhịp

Có thể thấy rằng, sự cần thiết của cơ chế đặc thù như một "chiếc áo đủ rộng" đối với quá trình phát triển thành phố, là tiền đề quan trọng đưa Đà Nẵng bứt tốc mạnh mẽ, tương xứng với vị thế và tiềm năng sẵn có. Trong đó, những chính sách đột phá thu hút nhà đầu tư chiến lược được xem là thời cơ, điều kiện thuận lợi tạo bước ngoặt để để tăng số lượng và chất lượng thu hút đầu tư trên nhiều lĩnh vực.

Theo bà Huỳnh Liên Phương - Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ Đầu tư Đà Nẵng, thời gian qua, thành phố đã tập trung mọi nguồn lực, thiết lập hành lang bảo vệ cùng các chính sách đặc thù, cơ chế linh hoạt tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư.


Thành phố luôn tập trung mọi nguồn lực, thiết lập hành lang bảo vệ cùng các chính sách đặc thù, cơ chế linh hoạt tạo môi trường thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư. Trong ảnh: Sự kiện Gặp gỡ Đà Nẵng 2024 do UBND thành phố tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh, thế mạnh của Đà Nẵng trong hội nhập quốc tế, đồng thời đón đầu làn sóng đầu tư trong các lĩnh vực trọng điểm mới như: công nghệ cao, công nghệ bán dẫn,...

“Việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng sẽ tạo môi trường thông thoáng, là cơ hội rất thuận lợi để các nhà đầu tư lớn tìm hiểu môi trường đầu tư tại thành phố, qua đó phấn đấu để Đà Nẵng trở thành trung tâm kinh tế - xã hội của cả nước và khu vực”, bà Phương chia sẻ.

Đặc biệt, khi thành phố được thí điểm thành lập Khu thương mại tự do gồm khu sản xuất, trung tâm logistics và khu thương mại - dịch vụ chất lượng cao mở ra cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp đầu tư dự án tại đây. Các doanh nghiệp sẽ được áp dụng chế độ ưu tiên về thủ tục hải quan.

Đây cũng là tiền để Đà Nẵng thu hút nguồn vốn đầu tư lớn từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, góp phần tạo đà phát triển du lịch và tăng sức hút cho thị trường việc làm, bất động sản, giúp thành phố tăng tốc phát triển kinh tế.

Bà Lê Thị Kim Phương - Giám đốc Sở Công Thương cho biết, để chuẩn bị “xây tổ đón đại bàng”, đầu tiên, thành phố phải chuẩn bị hồ sơ để trình xin Thủ tướng Chính phủ cho thành lập Khu thương mại tự do, thực hiện các thủ tục liên quan đến đất đai, thủ tục về thu hồi đất. Trên cơ sở đó sẽ triển khai, kêu gọi nhà đầu tư chiến lược để đầu tư vào các khu chức năng của Khu thương mại tự do và thu hút đầu tư về thương mại dịch vụ chất lượng cao, qua đó góp phần thúc đẩy, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội thành phố.

Theo Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh, để Nghị quyết sớm đi vào thực tiễn, thành phố đã giao cho các Sở, ban, ngành khẩn trương rà soát, xúc tiến các thủ tục điều chỉnh quy hoạch liên quan và chuẩn bị mọi nguồn lực để triển khai kêu gọi đầu tư.


Sự cần thiết của cơ chế đặc thù như một "chiếc áo đủ rộng" đối với quá trình phát triển thành phố, là tiền đề quan trọng đưa Đà Nẵng bứt tốc mạnh mẽ, tương xứng với vị thế và tiềm năng sẵn có

"Nguồn lực mà chúng tôi chuẩn bị đó là chuẩn bị quỹ đất đai, thứ hai là nguồn lực tài chính, thứ ba là nguồn nhân lực. Tôi nghĩ những chính sách đặc thù mà Quốc hội cho phép Đà Nẵng triển khai nó có tầm ảnh hưởng, ý nghĩa rất quan trọng", Chủ tịch UBND thành phố Lê Trung Chinh nói.

Nghị quyết với cơ chế, chính sách rộng mở ban hành kịp thời được xem là công cụ pháp lý quan trọng để Đà Nẵng vừa tạo ra nguồn lực phát triển, vừa thu hút được nguồn lực từ bên ngoài.

Với khát vọng cùng quyết tâm chính trị rất cao của lãnh đạo thành phố, sự chủ động vào cuộc của các sở, ban, ngành, người dân thành phố hoàn toàn có thể tin tưởng rằng, trong khoảng thời gian 5 năm thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù mới, Đà Nẵng sẽ chiếm vị thế quan trọng trên bản đồ thu hút đầu tư của cả nước.

Cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Tin tức - sự kiện

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Đà Nẵng, khát vọng mới
Đạo diễn Kang Je Kyu chia sẻ kinh nghiệm làm phim tại Lớp học điện ảnh chuyên sâu (Master Class)
Sáp nhập 2 trường cao đẳng, đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng
Quỹ Đầu tư phát triển với phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”
Tập huấn phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập
Video: Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 2-7

Sáp nhập 2 trường cao đẳng, đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn ký Quyết định số 1867/QĐ-BGDĐT ngày 3-7-2025, sáp nhập nguyên trạng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng vào Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng và đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh kiểm tra hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công xã Bà Nà

Sáng 2-7, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hồ Kỳ Minh kiểm tra hoạt động của Trung tâm Phục vụ Hành chính công xã Bà Nà. Cùng đi có lãnh đạo Văn phòng UBND thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan.

Tập huấn phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập

Sáng 02-7, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chương trình tập huấn sử dụng Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành cho các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập.

Lắng đọng đêm nhạc Nguyễn Duy Khoái "Khi trái tim vẫn hồng"

Tối 2-7, tại Nhà hát Trưng Vương, hàng trăm khán giả đến tham dự Đêm nhạc Nguyễn Duy Khoái "Khi trái tim vẫn hồng" do Chi hội Hội Nhạc sĩ Việt Nam tại Đà Nẵng, Hội Âm nhạc Đà Nẵng, gia đình và thân hữu nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái cùng hợp tác thực hiện. Đêm nhạc nhằm ghi nhận và tri ân những thành tựu âm nhạc trong hơn 50 năm qua dành cho nhạc sĩ Nguyễn Duy Khoái - người đã cống hiến hơn nửa thế kỷ cho âm nhạc quê hương. Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi dự đêm nhạc.

Việt Nam được du khách Hàn Quốc chọn là điểm đến hàng đầu khu vực ASEAN

Sáng 2-7, Đại học Duy Tân phối hợp với các đối tác ASEAN và Hàn Quốc tổ chức khai mạc Hội nghị “Bàn tròn Du lịch ASEAN-Hàn Quốc” lần thứ nhất năm 2025. Đến dự có Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hồ An Phong, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hàn Quốc Yong Ho Seong, Phó Chủ tịch UBND thành phố Trần Anh Tuấn.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu