Khơi thông sông Cổ Cò: Đột phá mới cho phát triển kinh tế xã hội Quảng Nam và Đà Nẵng
Ngày 8-1, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp UBND thành phố Đà Nẵng, Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo "Khơi thông sông Cổ Cò: Đột phá mới cho phát triển kinh tế - xã hội Quảng Nam và Đà Nẵng". Tham dự có ông Lê Trí Thanh- Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Quang Nam - Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng và đại diện các sở ngành hai địa phương, doanh nghiệp, chuyên gia kinh tế.
GS. TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) phát biểu
Từ cuối thế kỷ XIX, sông Cổ Cò (xưa gọi là Lộ Cảnh Giang) - con sông nổi tiếng trong lịch sử giao thương nối Đà Nẵng với Hội An trong giai đoạn thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII bị bồi lấp, gây nên những thiệt hại lớn về nhiều mặt cho Quảng Nam - Đà Nẵng. Trên cơ sở nghiên cứu đánh giá tầm quan trọng của con sông này đối với quá trình phát triển, từ năm 2012 tỉnh Quảng Nam và thành phố Đà Nẵng đã hợp tác khơi thông con sông này. Tại hội thảo, nhiều nhà đầu tư, chuyên gia bất động sản đã đánh giá tiềm năng khu vực quanh sông Cổ Cò là rất lớn. Việc khơi thông sông Cổ Cò không chỉ có ý nghĩa lịch sử, văn hóa sâu sắc mà còn tạo động lực mới cho phát triển kinh tế xã hộ, phát triển đô thị và bất động sản, du lịch... không chỉ tại hai địa phương này mà còn tác động lớn đến sự phát triển của cả miền Trung.
Theo GS. TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), đây là một trong những dự án trọng điểm quốc gia trong giai đoạn 2021- 2025, cần được các cấp đưa vào kế hoạch 5 năm sắp đến để có chính sách, cơ chế ưu đãi, tạo thuận lợi cho Quảng Nam và Đà Nẵng phát triển.
"Dự án nạo vét sông Cổ Cò sẽ rút ngắn được thời gian di chuyển từ Đà Nẵng vào Hội An bằng đường thủy từ 5 – 6 giờ hiện nay chỉ còn chưa đầy 2 giờ, tạo điều kiện để phát triển tour du lịch đường sông đi về trong ngày; tạo lợi thế lớn về cơ sở hạ tầng, chiến lược phát triển không gian đô thị, làm đòn bẩy giúp thu hút vốn đầu tư trong nước và quốc tế, hình thành các khu vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, biệt thự ven sông, làng du lịch cộng đồng." - GS. TSKH. Nguyễn Mại chia sẻ.
Ông Phùng Phú Phong - Phó Giám đốc Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết, khi dòng sông Cổ Cò được khơi thông, mọi người dân Quảng Nam, Đà Nẵng và du khách sẽ được sống lại với ký ức về dòng Lộ Cảnh Giang thơ mộng và đầy sức sống khi xưa. Con sông sẽ kết nối lại một dải danh lam thắng cảnh từ Cửa Đại đến vịnh Thuận Phước như một dải lụa chan chứa sắc màu. Đó cũng chính là biểu tượng cho sự hợp tác phát triển của hai địa phương Đà Nẵng và Quảng Nam, biểu tượng kết nối một dòng sông.
Hiện nay, việc nạo vét lòng sông coi như đã hoàn tất. Hạng mục kè chắn đã đầu tư được khoảng 5.5 km. Với đặc thù của địa hình cũng như tính chất của từng dự án, hệ thống kè chắn phía Đà Nẵng có cả hai hình thức. Đó là kết hợp sử dụng kè cứng cho các vị trí có bờ sông hẹp và ổn định về chế độ thủy văn, sử dụng kè mềm cho các vị trí có bờ sông rộng và tham gia điều tiết lũ. Các bến thuyền, điểm tham quan được thiết kế sao cho kết nối hài hòa giữa các đoạn kè chắn có hình thức khác nhau.
Về hợp phần nâng cấp các cây cầu, đây là vấn đề khá khó khăn đối với Đà Nẵng nếu đặt yêu cầu phải đạt tiêu chuẩn thiết kế tương ứng với sông cấp IV. Trên địa phận Đà nẵng có 06 cây cầu qua sông Cổ Cò, trong đó 05 cây cầu hiện đang sử dụng và 01 cây cầu nối đường Võ Chí Công ra biển chưa xây dựng. Trừ cầu Biện sẽ được cải tạo nâng cấp, 04 cây cầu mới xây có chiều cao thông thuyền khoảng 3.5m trở xuống, tương ứng với tiêu chuẩn sông cấp V. Với thực tế như vậy, phía Đà Nẵng xác định sẽ phát triển các loại hình du lịch sử dụng thuyền và du thuyền kích thước nhỏ, phù hợp với chiều cao các cây cầu.
Ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam phát biểu tại hội thảo
Phát biểu tại hội thảo, ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định, sông Cổ Cò khi được khơi thông sẽ tạo ra vùng đô thị kết nối giữa Đà Nẵng và Quảng Nam, Khu đô thị Điện Nam - Điện Ngọc kết nối khu đô thị mở rộng của Hội An sẽ góp phần phát triển du lịch từ Đà Nẵng tới Hội An. Kỳ vọng của Quảng Nam và Đà Nẵng là sông Cổ Cò thành một trong những con sông đẹp nhất của Việt Nam.
CÔNG TÂM
Sáp nhập 2 trường cao đẳng, đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn ký Quyết định số 1867/QĐ-BGDĐT ngày 3-7-2025, sáp nhập nguyên trạng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng vào Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng và đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng.
Tập huấn phần mềm quản lý văn bản và điều hành cho các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập
Sáng 02-7, Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông Đà Nẵng phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức chương trình tập huấn sử dụng Phần mềm Quản lý văn bản và điều hành cho các phường, xã mới của thành phố Đà Nẵng sau sáp nhập.
Đà Nẵng, khát vọng mới
Sau 28 năm chia tách, Đà Nẵng và Quảng Nam trở về chung một mái nhà. Thành phố Đà Nẵng mới với một không gian phát triển rộng mở, với khát vọng mới trên hành trình cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.
Video: Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 2-7
Thành lập Trung tâm phục vụ hành chính công thành phố Đà Nẵng; Phân công công tác của Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố nhiệm kỳ 2021 – 2026; Hơn 6,7 tỷ đồng đầu tư nâng cấp nhà vệ sinh công cộng ven biển tuyến đường Hoàng Sa – Võ Nguyên Giáp – Trường Sa; Gần 06 tỷ đồng đầu tư bảo tồn, tu bổ, phục hồi di tích Đình Đa Phước và Mộ Bình hương xử sĩ Mạc Trường Thành; 02 thủ tục hành chính trong giải quyết khiếu nại, tố cáo ở cấp xã thuộc phạm vi chức năng quản lý của Thanh tra thành phố…là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 2-7.
Quỹ Đầu tư phát triển với phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025”
Thực hiện phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2025” và phong trào “Dân vận khéo năm 2025, thời gian qua, Quỹ Đầu tư phát triển thành phố vận động đảng viên, đoàn viên, người lao động tích cực tham gia các phong trào thi đua.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!