Nghị định 183/2025/NĐ-CP “mở đường” cho Đà Nẵng trở thành trung tâm dược liệu miền Trung

Nghị định 183/2025/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành sẽ tạo điều kiện phát triển Sâm Ngọc Linh bằng cách đơn giản hóa thủ tục sử dụng rừng đặc dụng, ưu tiên giao khoán cho người dân Xơ Đăng, khuyến khích đầu tư chế biến, và bảo vệ thương hiệu. Từ đó, góp phần “mở đường” cho Đà Nẵng trở thành trung tâm dược liệu vùng miền Trung - địa phương đang sở hữu tiềm năng lớn về dược liệu quý như sâm Ngọc Linh, ba kích, đảng sâm, sa nhân tím…, vốn chủ yếu sinh trưởng dưới tán rừng tự nhiên ở các vùng núi cao nhưng lâu nay thiếu hành lang pháp lý để phát triển bền vững.

Người Xơ Đăng ở Nam Trà My phát triển sâm Ngọc Linh dưới tán rừng nguyên sinh

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 183/2025/NĐ-CP ngày 1-7-2025, sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP, bổ sung Mục 4a (sau Mục 4 Chương II Nghị định số 156/2018/NĐ-CP) quy định về nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất.

Trong đó quy định rõ về hình thức, phương thức, nội dung phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng; trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt hoặc điều chỉnh phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; cho thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng đối với chủ rừng là tổ chức.

Đây được xem là bước tiến quan trọng nhằm cụ thể hóa chủ trương phát triển ngành dược liệu thành ngành kinh tế sinh học mũi nhọn, mở ra cơ hội sinh kế bền vững dưới tán rừng cho người dân.

Theo quy định mới, người dân và doanh nghiệp được phép nuôi trồng dược liệu hợp pháp trong rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất, nếu có phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Tuy nhiên, việc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng phải bảo đảm duy trì diện tích rừng, chất lượng rừng, diễn thế tự nhiên và mục đích sử dụng của khu rừng; không làm mất quyền sở hữu của Nhà nước về rừng, tài nguyên thiên nhiên trên mặt đất, dưới lòng đất.

Cây dược liệu nuôi, trồng phát triển trong rừng có đặc điểm sinh thái thích hợp với điều kiện lập địa của khu vực, thuộc danh mục cây dược liệu có giá trị y tế và kinh tế cao do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành hoặc các cây dược liệu khác có giá trị y tế và kinh tế cao ở địa phương do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định.

Đặc biệt, Nghị định nêu rõ, không lợi dụng hoạt động nuôi, trồng phát triển cây dược liệu để thu hoạch cây dược liệu tự nhiên trong rừng; sản phẩm cây dược liệu sau thu hoạch phải được vận chuyển ra khỏi rừng, không được ngâm, ủ, sấy, bảo quản và chế biến cây dược liệu trong rừng.

Chế độ quản lý về khai thác, điều kiện, cấp mã số cơ sở trồng cấy cây dược liệu thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm trong rừng thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

Trường hợp rừng sản xuất là rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư, chủ rừng tự quyết định việc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu nhưng không được thay đổi mục đích sử dụng của khu rừng.

Về hình thức nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng, đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, chủ rừng là tổ chức được tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững.

Chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được tự tổ chức hoặc hợp tác, liên kết với tổ chức, cá nhân để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Không nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu ở phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái của vườn quốc gia, khu dự trữ thiên nhiên, khu bảo tồn loài - sinh cảnh; những khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ, vùng bờ biển bị xói lở thuộc rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển. Trường hợp nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu ở khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn có độ dốc trên 30 độ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường hoặc Chủ tịch UBND cấp xã có văn bản báo cáo đánh giá chi tiết về vị trí, địa điểm có thể nuôi, trồng phát triển cây dược liệu mà vẫn bảo đảm an toàn và khả năng phòng hộ của khu rừng (về ngăn chặn lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ sản xuất nông nghiệp) để Chủ tịch UBND cấp tỉnh xem xét, chấp thuận trước khi phê duyệt phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 32đ và điểm đ khoản 3 Điều 32e Nghị định này.

Đối với rừng sản xuất là rừng tự nhiên, rừng trồng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, chủ rừng là tổ chức được tự tổ chức hoặc hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê môi trường rừng để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững.

Chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân được hợp tác, liên doanh, liên kết với tổ chức, cá nhân để nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định tại Nghị định này và pháp luật khác có liên quan theo phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Chủ rừng là cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân tự tổ chức nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu tự quyết định việc nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu theo quy định của pháp luật. Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết tổ chức theo nhóm để xây dựng và thực hiện phương án nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu.

Đáng chú ý, tại Nghị định 183/2025/NĐ-CP, khái niệm “cây dược liệu trong rừng” và “thu hoạch dược liệu” được định danh rõ ràng, giúp loại bỏ tình trạng “lách luật” trong khai thác tài nguyên rừng, đồng thời khẳng định chủ trương phát triển ngành dược liệu theo hướng bài bản, bền vững, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo Nghị định 183/2025/NĐ-CP, Đà Nẵng được phép sử dụng một phần rừng đặc dụng tại núi Ngọc Linh để trồng Sâm Ngọc Linh, với điều kiện tuân thủ tiêu chuẩn môi trường (độ cao 1.500–2.500 m, độ ẩm 85–90%).

Khi Nghị định 183 đi vào thực tế sẽ giúp giảm thủ tục xin phép sử dụng đất rừng, tiết kiệm 20–30% thời gian phê duyệt (ước tính 1–2 tháng thay vì 3–4 tháng như trước). Ưu tiên giao khoán rừng cho người dân Xơ Đăng (hiện 48 hội viên trồng sâm thuộc Hội Sâm Ngọc Linh).

Nghị định cũng tăng cường kiểm soát khai thác rừng đặc dụng, giảm nguy cơ thu hoạch sâm trái phép hoặc trộn sâm giả (tam thất hoang, tam thất Vũ Diệp). Từ đó, củng cố niềm tin của người tiêu dùng trong nước và quốc tế về sản phẩm Sâm Ngọc Linh.

Hoạt động nuôi, trồng, thu hoạch cây dược liệu trong rừng cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy, tăng cường vai trò cộng đồng và du lịch sinh thái.

Theo Nghị định, chính quyền địa phương được phép ưu tiên giao khoán rừng cho người dân bản địa, kết hợp trồng sâm với bảo vệ rừng, việc tạo việc làm cho 1.000–1.500 hộ dân Xơ Đăng tại Nam Trà My. Từ đó, địa phương có thể phát triển mô hình du lịch sinh thái kết hợp Sâm Ngọc Linh, như tham quan vườn sâm và trải nghiệm văn hóa Xơ Đăng, góp phần tạo thêm sinh kế, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

THANH NGUYÊN

Tin tức - sự kiện

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Lan tỏa lối sống xanh, thúc đẩy trách nhiệm của học sinh, sinh viên với môi trường
Đà Nẵng – Naju thúc đẩy hợp tác phát triển đô thị bền vững, thành phố thông minh
Chính phủ thường kỳ tháng 6 năm 2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương
Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 3-7
Video: Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 3-7
Đà Nẵng, khát vọng mới

Sáp nhập 2 trường cao đẳng, đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoàng Minh Sơn ký Quyết định số 1867/QĐ-BGDĐT ngày 3-7-2025, sáp nhập nguyên trạng Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Đà Nẵng vào Trường Cao đẳng nghề Đà Nẵng và đổi tên thành Trường Cao đẳng Đà Nẵng.

Đà Nẵng, khát vọng mới

Sau 28 năm chia tách, Đà Nẵng và Quảng Nam trở về chung một mái nhà. Thành phố Đà Nẵng mới với một không gian phát triển rộng mở, với khát vọng mới trên hành trình cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình.

Hội nghị lần thứ nhất Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố

Ngày 3-7, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố tổ chức Hội nghị lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024-2029 để thông báo các Quyết định của Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và Ban Thường vụ Thành ủy liên quan đến tổ chức và hoạt động của Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố; thông qua các quy chế hoạt động và chương trình công tác trọng tâm 6 tháng cuối năm 2025.

Video: Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 3-7

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo tuyến đường giao thông nông thôn Lệ Sơn Nam – Nam Sơn; Gần 32 tỷ đồng đầu tư xây mới Trường mầm non Măng Non; Gia hạn thời gian thuê đất cho Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam… là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 3-7.

Chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 3-7

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cải tạo tuyến đường giao thông nông thôn Lệ Sơn Nam – Nam Sơn; Gần 32 tỷ đồng đầu tư xây mới Trường mầm non Măng Non; Gia hạn thời gian thuê đất cho Tổng Công ty CP Xây dựng Điện Việt Nam… là những chỉ đạo, điều hành nổi bật của UBND thành phố, Chủ tịch UBND thành phố ngày 3-7.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu