Vụ kháng thuế cự sưu ở Quảng Nam và các tỉnh Trung Kỳ năm 1908
Ở Quảng Nam, người dân còn phải đi phu đào sông, đắp đường ở đèo Hải Vân, đường Đà Nẵng đi Kon Tum, đường vào Nông Sơn để khai thác than, vào Bồng Miêu để khai thác vàng. Ăn uống kham khổ, dang nắng dầm mưa, tai nạn lao động, đau ốm không thuốc làm nhiều người đã bỏ mạng. Tình hình ấy làm cho dân tình xôn xao. Trong một đám giỗ ở làng La Đái thuộc huyện Đại Lộc, một số lý hào và học trò bàn chuyện làm đơn gởi lên tỉnh đòi giảm bớt sưu thuế (9-1908), rồi tập hợp thành đoàn biểu tình, kéo lên tỉnh.
Ở Hòa Vang, Ông Ích Đường hướng dẫn dân truy bắt Lãnh Điềm, một tên tay sai tàn ác của thực dân, nhưng y đã trốn thoát chạy về Đà Nẵng.

Nhận xét về cuộc chống thuế cự sưu bộc phát từ Quảng Nam, rồi lan nhanh ra 10 tỉnh Trung Kỳ, Huỳnh Thúc Kháng - một nhân chứng lúc bấy giờ - đã viết: “Suy cuộc cự sưu năm 1908, thuần nhiên là từ sức quần chúng phơi gan trải ruột, đem xương máu chống lại hai chính phủ: Chính phủ bảo hộ Pháp và Chính phủ Nam triều (…) Rõ ràng là viên đá móng đầu tiên xây nền dân chủ trong thời quyền lực (thống trị) còn vững chãi”(1).
(1) Huỳnh Thúc Kháng, Vụ chống thuế ở Trung Kỳ năm 1908, Nxb. Ích Trí, 1946, tr. 3.





Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858
Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)
Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

Cầu sông Hàn – Niềm tự hào của người Đà Nẵng
Cầu Sông Hàn được khởi công xây dựng ngày 2-9-1998 và khánh thành, đưa vào sử dụng đúng ngày kỷ niệm 25 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng 29-3-2000.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)
Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!