Xã Duy Hòa ba lần được phong danh hiệu Anh hùng
Xã Duy Hòa ở trung tâm khu Tây huyện Duy Xuyên, bắc giáp sông Thu Bồn, đông giáp xã Duy Châu, tây giáp xã Duy Phú và Duy Tân, có diện tích tự nhiên 16 km2, dân số 9.000 người, có đường liên tỉnh 610 chạy ngang qua.
Trong kháng chiến chống Pháp, xã bị khống chế bởi đồn Kiểm Lâm, gây nhiều tổn thất về người và của. Tháng 8-1949, sau khi đồn Thu Bồn bị quân chủ lực của Liên khu V tiêu diệt, đồn Kiểm Lâm bị du kích bao vây và bức rút, xã được giải phóng.
Sau Hiệp định Genève (20-7-1954), chính quyền Ngô Đình Diệm tiến hành chính sách “tố cộng, diệt cộng”, đã thiết lập 5 ấp chiến lược trong toàn xã. Hơn 20 cán bộ, đảng viên cốt cán của xã bị giết chết.
Năm 1965, Mỹ đã đưa quân trực tiếp tham chiến ở miền Nam. Trên đất Duy Hòa, chúng đã đóng 4 đồn trên các điểm cao để khống chế dân, phát quang và cày ủi mở đường sắt từ Chiêm Sơn lên khu công nghiệp An Hòa.
Từ 1960, đến tháng 8-1971, nhân dân và lực lượng vũ trang xã Duy Hòa đã đánh địch 983 trận lớn nhỏ, loại khỏi vòng chiến đấu 2.748 tên địch. Với những chiến công xuất sắc đó, xã Duy Hòa được Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (10-1971).
Tổng kết 21 năm chống Mỹ, xã Duy Hòa đã được tặng thưởng 53 huy chương các hạng cho các đơn vị tập thể và 131 huân chương cho cá nhân.
Toàn xã có 1.156 liệt sĩ, 127 Bà mẹ Việt Nam anh hùng và 263 thương bệnh binh. Ngày 18-9-2000, xã Duy Hòa được Nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân lần thứ 2.
Sau ngày giải phóng, nhân dân xã Duy Hòa đã tập trung sức lao động, hàn gắn vết thương chiến tranh, phục hồi sản xuất, xây dựng lại cuộc sống mới. Với thành tích 10 năm xây dựng và phát triển (1975 - 1985) ngày 29-8-1985. Nhà nước đã phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động cho hợp tác xã mua bán xã Duy Hòa.





Cuộc kháng chiến chống xâm lược Pháp đầu tiên của quân và dân ta ở mặt trận Đà Nẵng năm 1858
Ở thế kỷ XIX, Việt Nam nằm trong tầm ngắm của thực dân Pháp trong kế hoạch giành giật thị trường và mở rộng khu vực ảnh hưởng ở Đông Nam Á. Đà Nẵng được coi như một cửa ngõ chiến lược để xâm lược Việt Nam.

Đơn vị thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng (8-3-1965)
Chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” bị phá sản, đế quốc Mỹ quyết định đưa quân chiến đấu trên bộ vào miền Nam và thực hiện chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân ở miền Bắc. Sau khi đưa một đại đội máy bay F.105 vào Biên Hòa và một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà Nẵng, ngày 8-3-1965, đại đội đầu tiên của tiểu đoàn thủy quân lục chiến số 9 của Mỹ đổ bộ lên bãi biển Phú Lộc (nay thuộc quận Thanh Khê). Đến chiều cùng ngày, tiểu đoàn 2 thuộc lữ đoàn nói trên được không vận từ căn cứ quân sự Mỹ ở Okinawa (Nhật Bản) đáp xuống sân bay Đà Nẵng. Đây là những đơn vị lính thủy đánh bộ đầu tiên của Mỹ được đưa vào miền Nam, trực tiếp tham chiến.

Chiến thắng lịch sử trên đèo Hải Vân trong kháng chiến chống Pháp (24-1-1949)
Hải Vân, con đèo hùng vĩ và đẹp nhất nước, từng được sử sách xưa xếp vào loại “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”. Nhưng đối với các đạo quân xâm lược, thì nơi đây đã ghi lại bao nỗi đau buồn.

Cầu sông Hàn – Niềm tự hào của người Đà Nẵng
Cầu Sông Hàn được khởi công xây dựng ngày 2-9-1998 và khánh thành, đưa vào sử dụng đúng ngày kỷ niệm 25 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng 29-3-2000.

Pháp lập thành phố nhượng địa Đà Nẵng (3-10-1888)
Dưới sức ép của thực dân Pháp, ngày 25-8-1883, triều đình Huế buộc phải ký với chúng "Hiệp ước hòa bình" (còn gọi là hiệp ước Harmand), qua đó chính thức công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Trung Kỳ. Theo điều 6 và 7 của Hiệp ước này, ngoài việc yêu cầu mở cửa Đà Nẵng để thông thương còn quy định rằng Pháp sẽ được phép lập các khu nhượng địa (concession) ở đây. Cho đến bản Hiệp ước ký ngày 6-6-1884 (còn gọi là Hiệp ước Patenôtre) thì căn bản Việt Nam đã trở thành thuộc địa của thực dân Pháp dưới nhiều chế độ cai trị khác nhau
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!