Dự án: Hạ tầng kỹ thuật Nhà máy xử lý rác thải tại khu vực bãi rác Khánh Sơn
Đăng ngày 23-03-2021 02:48, Lượt xem: 658

Tên dự án: Hạ tầng kỹ thuật Nhà máy xử lý rác thải tại khu vực bãi rác Khánh Sơn.

Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: UBND thành phố Đà Nẵng.

Cấp quyết định đầu tư: Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng.

Chủ đầu tư kiêm Quản lý dự án: Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng và phát triển đô thị.

Mục tiêu đầu tư xây dựng: Đầu tư xây dựng Hạ tầng kỹ thuật Nhà máy xử lý rác thải tại khu vực bãi rác Khánh Sơn nhằm làm cơ sở kêu gọi nhà đầu tư Nhà máy xử lý rác thải, tăng công suất xử lý rác của bãi rác Khánh Sơn, đáp ứng nhu cầu xử lý rác thải của thành phố.

Nội dung và quy mô đầu tư xây dựng

Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật bao gồm các hạng mục: San nền, Giao thông Thoát nước, Cấp nước, cấp điện - Chiếu sáng, Cây xanh phù hợp với quy hoạch được phê duyệt tại Quyết định số 2383/QĐ-UBND ngày 07 tháng 7 năm 2020 của UBND thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng chi tiết TL 1-500 Nhà máy xử lý rác thải tại khu vực bãi rác Khánh Sơn và chủ trương đầu tư dự án theo Quyết định số 2920/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2020 của UBND thành phố về việc phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư xây dựng dự án Hạ tầng kỹ thuật Nhà máy xử lý rác thải tại khu vực bãi rác Khánh Sơn.

Tổ chức Tư vấn lập dự án: Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng.

Chủ nhiệm lập dự án: Võ Lê Phanh, Chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng số BXD-00034001 do Bộ Xây dựng cấp ngày 28/8/2018, ngành nghề hoạt động xây dựng: Thiêt kế xây dựng công trình Giao thông (Cầu, đường bộ) hạng I, có hiệu lực đến ngày 28/8/2023.

Địa điểm xây dựng: phường Hòa Khánh Nam, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng.

Diện tích sử dụng đất: 88.743 m2 .    .

Loại, cấp công trình: Loại công trình HTKT cấp III

Số bước thiết kế: 2 bước

Phương án xây dựng:

a) San nền

- Cao độ san nền thấp nhất +13,10m, cao độ san nền cao nhất +28,70m.

- Độ dốc san nền tối thiểu 0,3%.

- Dọn dẹp mặt bằng và chặt cây đào gốc trên toàn diện tích.

-  Các khu vực đắp phải đầm từng lớp 0,3m đến 0,5m, một hệ số đầm chặt K = 0,85.

-  Hệ số mái taluy đào m = 1, đắp m = 1,5.

b) Giao thông

Phạm vi dự án gồm 2 tuyến đường chính tổng chiều dài L= 672,43m cụ thể như sau:

- Nhánh 1:

+ Cấp loại: Đường nội bộ, cấp 40;

+ Kích thước hình học: Bồ rộng nền đường Bnền =(1,0+10,5 +1,0)m, chiều dài L=493,31m.

- Nhánh 2:

+ Cấp loại: Đường phố nội bộ, cấp 20;

+ Kích thước hình học: Bề rộng nền đường B nền=0,5+(7,5÷11,5)+1,0m, tổng chiều dài L= 179,12m.

- Tải trọng:

+ Mặt đường: Trục xe tính toán 120kN

+ Vỉa hè: 300 kg/m2

- Nền đường:

+ Nền đường được thiết kế đào đắp trên nền địa hình tự nhiên với mái taluy m=1,5 đối với nền đắp và m=1 đối với nền đào.

+ Đối với nền đắp: đắp nền từng lớp 20cm bằng đất đồi đạt độ chặt K95. Riêng 30cm trên cùng sát đáy kết cấu áo đường đầm chặt K98, CBR>6 với đường phố nội bộ.

+ Đối với nền đường đào, đào đến cao độ thiết kế sau đó tiến hành đào khuôn đường đến đáy lớp đất đồi K98. Thi công lớp đất sát đáy kết cấu áo đường với chiều dày 30cm đạt độ chặt K98, CBR >=6 đối với cấp đường nội bộ.

+ Đối với khu vực nền đường Nhánh 2 đi qua trên nền đường bê tông nhựa cũ bị bong bật, nứt lớn theo mạng lưới, đôi chỗ bị sình lún lẫn đá dăm xô bồ tạo thành nhiều dạng ổ gà. Do đó, tiến hành thi công tháo dỡ lớp bê tông nhựa cũ và và đào khuôn đường đến cao độ đáy kết cấu áo đường, sau đó lu lèn tăng cường đạt độ chặt K98 CBR >=6 trong phạm vi mặt đường và thi công các lớp mặt đường, vỉa hè, hoàn thiện công trình.

- Mặt đường: 

Nhánh 1 mặt đường bê tông nhựa, mođun đàn hồi yêu cầu E=133Mpa. Kết

cấu như sau:

+ Bê tông nhựa chặt 12,5, dày 5cm.

+ Tưới nhựa dính bám tiêu chuẩn 0,5kg/m2.

+ Bê tông nhựa chặt 19, dày 7cm.

+ Tưới nhựa thấm bám tiêu chuẩn 1,0kg/m2.

+ Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax=25mm dày 30cm.

Nhánh 2 được thiết kế mặt đường bê tông xi măng. Kết cấu như sau:

+ Bê tông xi măng đá 1x2 M300 dày 26cm + Lớp ni lông cách nước + Cấp phối đá dăm loại 1 Dmax25 dày 15cm

-  Bó vỉa: Thân bó vỉa bằng bê tông M250 đá 1x2 đúc sẵn, chân bó vỉa BT M200 đá 1x2 đổ tại chỗ trên lớp đệm cấp phối đá dăm Dmax37,5 dày 10cm.

- Vỉa hè: lát gạch Block dày 6cm trên lớp vữa xi măng M75 dày 2cm và cát

đệm dày 5cm.

- Rãnh biên: Rãnh biên được bố trí thu nước mặt dọc tuyến đường nhánh 1.

- Tổ chức giao thông: Bố trí vạch sơn, biển báo tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT.

c) Thoát nước mưa

- Tải trọng thiết kế

+ Mương, cống qua đường tải trọng HL93 (hoặc tương đương).

+ Mương tại đoạn thảm cỏ tải trọng 300 Kg/m2 (hoặc tương đương).

- Cống dọc BTLT dưới đường: Khẩu độ D=600, D=800, D=1200. 

+ Cống thoát nước BTLT M250 cho cống QĐ do nhà sản xuất cung cấp, móng cấp phối đá dăm Dmax=2.5cm. Đất đáy ống đầm chặt đạt K95.

- Cống qua đường BTCT: Khẩu độ BxH=1000x800

+ Kết cấu thân cống dọc bằng BTCT đá 1x2 M250, trên lớp móng BT đá 4x6 M100. Đất đáy mương đầm chặt đạt K95.

- Mương hở hình thang 1000x3000x1000, m=1.

+ Đáy mương BT đá 2x4 M150, dưới lót CP đá dăm Dmax 37.5. Đất đáy mương đầm chặt.

+ Thành ốp tấm BT có thép neo liên kết.

- Mương hở hình thang 400x2400x1000, m=1.

- Thành, đáy xây đá hộc vữa XM m75. Đất đáy mương đầm chặt.

+ Hố ga chịu lực dưới đường bố trí cách khoảng (20-25)m, bằng BTCT M250 đá 1x2 bán lắp ghép, nắp hố ga BTCT đá 1x2 M250 đỗ lắp ghép.

d) Cấp nước

- Nguồn cấp nước: Đầu nối từ tuyến ống D110 HDPE hiện trạng trên vỉa hè đường Hoàng Văn Thái.

- Đồng hồ: đặt đồng hồ điện từ D50 tại điểm đấu nối vào công trình để thuận lợi cho việc quản lý sau này.

- Mạng lưới đường ống:

+ Tuyến ống cấp nước chính: Sử dụng ống D110 HDPE.

+ Tuyến ống cấp nước cho các công trình và cấp đến các họng tưới cây: Sử dụng ống D63 HDPE làm ống nhánh cung cấp nước dịch vụ cho các hộ dân cư.

+ Chủng loại ống: ống đi trên vỉa hè sử dụng ống nhựa HDPE - PN10 (D>100) và HDPE - PN12,5 (D<100); ống qua đường có ống thép lồng bên ngoài.

+ Trụ cứu hoả: D100mm đặt trên các đường ống D110, khoảng cách các trụ cứu hỏa <150m.

e) Hệ thống điện chiếu sáng

- Cấp nguồn: Nguồn cấp cho tủ điện được lấy từ đường dây hạ thế gần nhất do Công ty TNHH Một thành viên Điện lực Đà Nẵng đầu tư.

- Dây và cáp điện:

+ Dùng cáp vặn xoắn ABC(5x25) đối với trục chính, cáp từ lưới điện lên đèn dùng cáp đồng bọc lối CVV-(3x1,5)-400V.

+ Đèn chiếu sáng: Sử dụng đèn Led 70W-220V.

- Cột chiếu sáng:

+ Đối với các vị trí không có hệ thống trụ của điện lực xây dựng mới cột BTLT PC-1-8.5-2.0, PC-1-8.5-3.0.

+ Móng cột: Móng khối BTCT giật cấp MT1, MT2 đúc tại chỗ.

• Tủ điện chiếu sáng: vỏ tủ bằng inox 304 dày 2mm. Cửa 2 lớp, trong đó lớp trong bố trí đèn báo pha và công tắc điều khiển. Sử dụng bộ điều khiển lập trình để điểu khiển chiếu sáng.

- Tiếp địa: Tại các vị trí cuối, rẽ nhánh, lắp đặt hệ thống cọc tia hỗn hợp RL-4 với điện trở tiếp đất hệ thống =< 30Ω.

f) Cây xanh

Cây trồng vào công trình là cây bằng lăng có đường kính thân (5,0÷5,5)cm, có chiều cao H = (3,6÷4,0)m.

Trồng cỏ lá gừng mật độ 40%, đất màu trồng cỏ dày 10cm.

Tổng mức đầu tư của dự án: 47.362.643.000 đồng.

Trong đó:

Chi phí đền bù giải tỏa: 7.758.521.000 đồng.

Chi phí xây dựng sau thuế: 33.900.428.031 đồng.

Chi phí quản lý dự án: 694.342.403 đồng.

Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 2.958.384.978 đồng.

Chi phí khác: 427.853.489 đồng.

Chi phí dự phòng: 1.623.112.877 đồng.

Nguồn vốn đầu tư: Vốn ngân sách thành phố.

Hình thức quản lý dự án: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành thực hiện quản lý dự án theo quy định

Thời gian thực hiện dự án: 2020 - 2022.
 

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác