Kiểm soát nguy cơ an ninh, an toàn về bức xạ và hạt nhân trên địa bàn
Chiều 25-12, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố tổ chức hội thảo lấy ý kiến góp ý Đề án "Chương trình quan trắc phóng xạ môi trường tại Đà Nẵng giai đoạn 2018 - 2022". Đề án xây dựng chương trình quan trắc tổng thể phóng xạ môi trường trên phần đất liền và biển, bao gồm môi trường không khí (suất liều bức xạ gamma trong không khí, các đồng vị phóng xạ trong mẫu sol khí; môi trường nước trong đất liền; môi trường đất, bùn, trầm tích; môi trường biển (các đồng vị phóng xạ trong nước biển ven bờ, đồng vị phóng xạ trong trầm tích biển ven bờ). Đề án có tổng kinh phí thực hiện là 1.230 triệu đồng.
Mạng lưới các trạm quan trắc phóng xạ môi trường tại Việt Nam
Tại hội thảo, các chuyên gia và đại diện các đơn vị đã trao đổi thông tin, dữ liệu quan trắc phóng xạ môi trường với các cơ quan chức năng, báo cáo hiện trường môi trường hoàn chỉnh cho Đà Nẵng qua các thời kỳ, tình hình quan trắc phóng xạ môi trường tại Việt Nam hiện nay. Hiện nay, thành phố vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể giải pháp quản lý và kiểm soát nguồn phóng xạ lẫn trong phế liệu một cách hiệu quả và tin cậy. Đây là lỗ hổng tiềm năng xảy ra các tình huống nguồn phóng xạ lẫn vào sắt thép phế liệu ở các nước trên thế giới hoặc địa phương khác được nhập về Đà Nẵng để tái chế. Thông qua hoạt động phân loại tái chế, có thể gây phát tán phóng xạ, ô nhiễm môi trường. Đà Nẵng cũng là nơi có hoạt động trung chuyển các nguồn phóng xạ qua địa bàn, các cửa khẩu nên có nguy cơ xảy ra các sự cố nguồn phóng xạ trên địa bàn. Do đó, các số liệu quan trắc phóng xạ môi trường sẽ là cơ sở dữ liệu quan trọng cho các cơ quan chức năng thành phố trong việc hoạch định các chính sách, chiến lược nhằm kiểm soát chất lượng môi trường, đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người dân và khách du lịch, đồng thời chủ động phòng ngừa và ứng phó với các sự cố bức xạ hạt nhân có thể xảy ra trên địa bàn.
Theo ông Vương Huy Bắc – Viện Khoa học và Kỹ thuật hạt nhân, quan trắc phóng xạ môi trường đã được thực hiện từ rất sớm ngay trong quá trình khôi phục lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu thuộc Viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt. Cùng với các trạm quan trắc phóng xạ môi trường, Việt Nam đã kịp thời quan trắc được một số đồng vị phóng xạ có nguồn gốc nhân tạo như 131I, 137Cs, 134Cs... trong sol khí phát sinh từ thảm họa hạt nhân Chernobyl ngày 26-4-1986 và sự cố hạt nhân Fukushima ngày 11-3-2011 lan truyền đến nước ta.
Đà Nẵng là một đô thị lớn, trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội tại khu vực miền Trung. Sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là sự phát triển của lĩnh vực năng lượng nguyên tử cũng như việc ứng dụng năng lượng nguyên tử vào các hoạt động kinh tế, y tế... đã đem lại hiệu quả rõ rệt. Tuy nhiên, kèm theo sự phát triển đó là nguy cơ mất an ninh, an toàn về bức xạ và hạt nhân. Các biến động về nồng độ các chất phóng xạ, suất liều phông bức xạ tự nhiên trong môi trường chưa được cập nhật thường xuyên. Thống kê của Sở Khoa học và công nghệ cho thấy, thành phố có 68 cơ sở đã được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ, bao gồm 4 lĩnh vực chính: các cơ sở sản xuất, dịch vụ trong công nghiệp, các cơ sở dịch vụ y tế, các cơ quan quản lý, điều hành... Các cơ sở sử dụng nguồn phóng xạ tập trung chủ yếu ở các quận Hải Châu, Liên Chiểu và Thanh Khê. Ngoài ra, thành phố còn có khoảng 61 bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh lớn nhỏ, có sử dụng 195 thiết bị phát tia X với cường độ tương đối thấp phục vụ cho nhu cầu X-quang chẩn đoán cho bệnh nhân. Đà Nẵng cũng có 3 cơ sở đang sử dụng thiết bị bức xạ, chủ yếu là các thiết bị phát tia X để soi chiếu, kiểm tra an ninh, bao gồm: Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế, Cục Hải quan thành phố và Chi nhánh Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam tại Đà Nẵng. Thành phố có 3 cơ sở tái chế sắt thép phế liệu với tổng khối lượng 500 ngàn tấn phế liệu/năm, trong đó nhập khẩu chiếm 80%, còn lại nhập từ các nguồn trôi nổi trong nước. Cùng với đó, những hoạt động trong công tác quy hoạch đô thị, đầu tư xây dựng như khai thác đất đá, san lấp mặt bằng với khối lượng lớn... có thể làm thay đổi mức phông phóng xạ nền tại những khu vực diễn ra các hoạt động này.
CÔNG TÂM

Chính quyền hai cấp ở Đà Nẵng - Kỳ 1: Hành trình đến gần dân
Một chính quyền gọn hơn, gần dân hơn, hiệu lực mạnh hơn đang dần hình thành, nơi mỗi hồ sơ được xử lý là một cam kết trách nhiệm, mỗi nụ cười tại quầy tiếp nhận là minh chứng rõ nét của nền hành chính phục vụ.
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú: Bàn Thạch cần thay đổi phương thức quản trị, chủ động phục vụ Nhân dân
Phát biểu chỉ đạo tại Đại hội đại biểu Đảng bộ phường Bàn Thạch lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 – 2030, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú yêu cầu, trong nhiệm kỳ mới, phường Bàn Thạch cần thay đổi phương thức quản trị hiện đại, minh bạch trong phục vụ Nhân dân. Đồng thời đổi mới tư duy quản lý theo mô hình chính quyền kiến tạo và chủ động phục vụ Nhân dân.
Nam Trà My sẽ tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ VII - năm 2025
UBND xã Nam Trà My vừa ban hành kế hoạch tổ chức Lễ hội Sâm Ngọc Linh lần thứ VII - năm 2025 với chủ đề: “Ngọc linh - kỷ nguyên vươn mình”.
Trình diễn thời trang “Nơi pháo hoa rực rỡ”
Tối 20-7, tại thành phố Đà Nẵng, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức chương trình nghệ thuật đặc biệt với điểm nhấn là màn trình diễn thời trang đầy sắc màu mang tên “Nơi pháo hoa rực rỡ”. Tham dự chương trình có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi cùng đại diện các sở, ban, ngành và đông đảo nghệ sĩ nổi tiếng, người dân, du khách trong và ngoài nước.
Hang Dơi được công nhận di tích danh lam thắng cảnh cấp thành phố
Sáng 21-7, UBND xã Thạnh Bình tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh Hang Dơi. Đến dự có Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thị Anh Thi.
Chưa có bình luận ý kiến bài viết!