Tổng quan về đình làng Đà Nẵng
-
Quá trình hình thành làng xã và sự ra đời đình làng Đà Nẵng
Xã hội Đại Việt thời Lê sơ sau một giai đoạn phát triển thời Lê Thánh Tông, đến thế kỷ XVI đã bắt đầu suy nhược và trượt dài trên đường khủng hoảng. Lúc này các thế lực phong kiến đã nổi dậy tranh giành quyền lực, cát cứ. Trong bối cảnh rối ren đó, Đoan quận công Nguyễn Hoàng được sự “định hướng” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, năm 1558, được ban “ấn tiết” dẫn tuỳ tùng vào trấn thủ Thuận Hoá đến năm 1570 thì quản luôn cả trấn Quảng Nam, đã thoát đuợc vòng kiềm toả của họ Trịnh, của chính quyền Lê -Trịnh.
-
Giá trị văn hóa, lịch sử Đình làng Đà NẵngNhà văn Sơn Nam từng nói "Có đình thì mới tạo được thế đứng, gắn bó vào cộng đồng dân tộc và càn khôn vũ trụ. Bằng không thì chỉ là lục bình trôi sông, một dạng lưu dân tập thể". Cho nên "lập làng ở đâu dựng đình ở đó".
-
ĐÌNH LÀNG ĐÀ NẴNGĐình làng là nơi hội tụ của cộng đồng làng xã, là một thiết chế văn hoá cổ truyền của người Việt thông qua các hình thức tín ngưỡng, lễ hội đầy màu sắc mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Được hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, trở thành kỷ cương, linh hồn và ngưỡng vọng của mỗi người dân.
-
Nghệ thuật Kiến trúc đình làng Đà Nẵng
Làng quê Việt Nam, đa số đều có một ngôi đình để thờ thần Thành Hoàng của làng. Thần Thành Hoàng thường là những bậc anh hùng có công dựng nước, giữ nước; hoặc một thần sông, thần núi mang tính huyền thoại như giúp dân trị thuỷ, trừ khử yêu quái, đem lại cuộc sống yên lành cho mọi người, mọi nhà. Đình vừa là nhà, vừa là nơi thờ cúng, vừa là nơi hội họp của dân làng, là ngôi nhà công cộng của mỗi cộng đồng cư dân nông nghiệp làng xã. Mọi tập tục, văn hoá, nếp sống của làng thường được định ra ở đây, có tên gọi là Hương ước, một thứ luật lệ dưới luật, nhưng không kém phần nghiêm ngặt với các thành viên của làng.