Đình làng Đà Nẵng – những giá trị văn hóa

Trong gần 20 năm trở lại đây Đà Nẵng đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, lộng lẫy. Chúng ta mãi tự hào với những công trình tầm vóc, mang dấu ấn thời đại, phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố như Cầu Sông Hàn, cầu Thuận Phước, cầu Rồng…. Nhưng có mấy ai còn nhớ có một Đà Nẵng che khuất – đó là những điều xưa cũ của những giá trị văn hóa, kiến trúc, lịch sử của một Đà Nẵng được hình thành từ thế kỷ 19, ấy là Thành Điện Hải, là ga hỏa xa thời Pháp ở chợ Hàn, là rạp hát Hòa Bình….

Xã hội Đại Việt thời Lê sơ sau một giai đoạn phát triển thời Lê Thánh Tông, đến thế kỷ XVI đã bắt đầu suy nhược và trượt dài trên đường khủng hoảng. Lúc này các thế lực phong kiến đã nổi dậy tranh giành quyền lực, cát cứ. Trong bối cảnh rối ren đó, Đoan quận công Nguyễn Hoàng được sự “định hướng” của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, năm 1558, được ban “ấn tiết” dẫn tuỳ tùng vào trấn thủ Thuận Hoá đến năm 1570 thì quản luôn cả trấn Quảng Nam, đã thoát đuợc vòng kiềm toả của họ Trịnh, của chính quyền Lê -Trịnh.