Tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)


Từ ngày 03/01/2023 đến hết ngày 15/3/2023 sẽ tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Nội dung lấy ý kiến là toàn bộ dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và các nội dung trọng tâm theo từng nhóm đối tượng lấy ý kiến.

 

Thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 170/NQ-CP về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

 

Mục đích nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết số 671/NQ-UBTVQH15, đồng thời huy động trí tuệ, tâm huyết của Nhân dân hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) bảo đảm chất lượng, khoa học, khả thi, đồng bộ, hiệu quả; phản ánh ý chí, nguyện vọng, vì lợi ích nhân dân và tạo không gian, nguồn lực cho sự phát triển của đất nước.

 


Xem nội dung Dự thảo Luật Đất đai (Sửa đổi)
 

 

Nội dung góp ý tại Cổng Thông tin điện tử thành phố xin vui lòng nhập tại mục Ý kiến bạn đọc bên dưới hoặc gửi mail về địa chỉ: toasoan@danang.gov.vn

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2357/QĐ-TTg ngày 04/12/2013. Sau gần 5 năm thực hiện, đến nay thành phố Đà Nẵng đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các mặt kinh tế - xã hội với tốc độ đô thị hóa nhanh, bộ mặt đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đã đạt được những kết quả khả quan.

Đà Nẵng được nhìn nhận là một vị trí kinh tế, quân sự yết hầu của miền Thuận Quảng kể từ thời chúa Nguyễn Hoàng vào giai đoạn 1570-1606, và kết nối với thương cảng Hội An được xem như là cửa ngõ chính giao lưu với thế giới bên ngoài.

Đà Nẵng định vị để tạo đột phá kinh tế trong Việt Nam, Asean và mạng lưới sản xuất toàn cầu. Một nền tảng bền vững cho tăng trưởng cần được thiết kế, phát triển và thực hiện. Để phát triển kinh tế bền vững, đòi hỏi phải tập trung vào khai thác hiệu quả mạng lưới các cụm ngành khác nhau.

Một lĩnh vực trọng tâm của đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung là mạng lưới giao thông trong tương lai của Đà Nẵng. Các cải thiện bao gồm tăng cường và tích hợp mạng lưới đường bộ, đường sắt và giao thông đường thủy; đồng thời triển khai một mạng lưới giao thông cá nhân (giao thông không động cơ như đi bộ, đi xe đạp) và mạng lưới giao thông công cộng tích hợp. Điều này sẽ cho phép sự di chuyển thuận lợi hơn cho toàn thành phố.

Nhằm giải quyết mục tiêu biến đổi Đà Nẵng trở thành “Một trung tâm kinh tế lớn, có tốc độ tăng trưởng bền vững thông qua thiết lập một môi trường kinh tế độc đáo và mang tầm quốc tế.

Hiện tại, Đà Nẵng là một thành phố hiện đại và phát triển nhanh. Tuy nhiên, thành phố vẫn giữ các đặc trưng quan trọng về phong cách sống, văn hóa và lịch sử địa phương. Thiết kế đô thị của Đà Nẵng nhằm khai thác các tài nguyên thiên nhiên, văn hóa lịch sử cho phép Đà Nẵng hiện đại hóa khu vực đô thị hiện tại và nhằm đạt được tầm nhìn về “Một đô thị lớn; thông minh, sáng tạo; bản sắc, bền vững”.

Đến năm 2030 cần tập trung các vấn đề sau đây:Đất tại vành đai sân bay và xung quanh sẽ được quy hoạch và bảo vệ để mở rộng trong tương lai. Tiếp tục nâng cấp, phát triển Sân bay quốc tế Đà Nẵng đạt công suất 30 triệu hành khách/năm đến năm 2030. Để đáp ứng nhu cầu này, đề nghị sớm đầu tư nhà ga T3 và cơ sở hạ tầng liên quan. Đồng thời các cơ sở của sân bay hiện tại cần được nâng cấp trong giai đoạn này nhằm tăng hiệu quả vận hành sân bay đến năm 2030.

Cơ sở pháp lý và tiêu chuẩn áp dụng đánh giá môi trường chiến lược:

 - Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phe duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;

- Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng Quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.

Các dự án tiêu biểu được đề xuất để thúc đẩy tăng trưởng tăng trưởng kinh tế và đẩy nhanh quá trình đô thị hóa của Đà Nẵng. Các dự án này được đề xuất để xúc tác cho sự phát triển của tất cả các thành phần kinh tế và đảm bảo Đà Nẵng đạt được mục tiêu, mục đích và tầm nhìn của thành phố. Dự án cảng Liên Chiểu, tuyến đường sắt mới, và các hồ chứa được đề xuất là ba dự án xúc tác chính. Các dự án khác sẽ được đề xuất theo phân kỳ quy hoạch sử dụng đất thành phố...