Niên biểu Phan Châu Trinh (1872-1924)

I. Thời niên thiếu và học tập:

-1872 : Phan Châu Trinh sinh ngày 9/9 tại làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, nay là xã Tam Phước huyện Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam.
-1873 : Ngày 20/11 Pháp chiếm Hà Nội lần thứ nhất- Nguyễn Tri Phương tuẫn tiết.
-1874 : Ngày 15/3 Hòa ước Giáp Tuất
-1881 : Phan Châu Trinh bắt đầu đi học với thầy đồ trong làng
-1882 : Pháp chiếm Hà Nội lần hai- Hoàng Diệu tuẫn tiết
-1883 : Thuận An thất thủ- Hòa ước Quý Mùi
-1884 : Hòa ước Giáp Thân công nhận sự “bảo hộ” của nước Pháp đối với Trung và Bắc kỳ
-1885 : Kinh thành thất thủ, vua Hàm Nghi xuất bôn, phong trào Cần Vương khởi phát. Phan Châu Trinh bỏ học theo cha vào núi tham gia Nghĩa hội.
-1887 : Thân sinh Phan Châu Trinh mất, Nghĩa hội thất bại, Phan Châu Trinh trở về làng.
-1888 : Bắt đầu đi học lại
-1892 : Kết giao với Huỳnh Thúc Kháng
-1894 : Phan Châu Trinh đi thi hương lần đầu được vào trường nhì. Trung – Nhật chiến tranh
-1896 : Lấy vợ
-1897 : Đi thi hương hỏng trường ba, sinh con đầu lòng là Phan Châu Dật
-1898 : Vào trường tỉnh học với cụ Mã Sơn Trần Đình Phong, kết giao với Trần Quý Cáp, Ngũ phụng tề phi Quảng Nam ở khoa thi hội. Trung Hoa có chính biến Mậu Tuất
-1900 : Đỗ cử nhân. Ở Trung Hoa liên quân Anh- Pháp vào Bắc Kinh
-1901 : 29 tuổi, đỗ Phó bảng

II. Thời kỳ hoạt động trong nước:

-1903 : Làm Thừa biện Bộ Lễ ở kinh đô Huế. Học Tân học
-1904 : Giao thiệp với Phan Bội Châu và Nguyễn Thành. Chiến tranh Nga- Nhật. Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp đều thi đỗ tiến sĩ. Phan Châu Trinh từ quan.
-1905 : Phan, Trần, Huỳnh nam du. Sáng tác bài thơ Chí thành thông thánh.
-1906 : Phan Châu Trinh ra Bắc, đến Nghệ Tĩnh, Hà Nội, Yên Thế, kết giao với Ngô Đức Kế và nhóm sĩ phu Đông Kinh Nghĩa Thục, đàm đạo với Hòang Hoa Thám. Sau đó ông sang Tàu gặp Phan Bội Châu ở Quảng Châu rồi cùng Phan Bội Châu sang Nhật Bản. Từ Nhật về cụ viết Thư gửi Chính phủ Pháp tại Đông Dương.
-1907 : Hoạt động vận động Duy tân tại Quảng Nam. Diễn thuyết tại Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội.
-1908 : Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Phan Châu Trinh bị bắt tại Hà Nội, giải về Huế rồi đày ra Côn Lôn
-1910 : Được tha nhờ sự can thiệp của Hội Nhân quyền tại Pháp nhưng bị an trí tại Mỹ Tho. Cụ xin đi Pháp

III. Thời kỳ hoạt động ở Pháp

-1911-1914 : Đấu tranh với Chính phủ Pháp đòi trả tự do cho các nhân sĩ Việt Nam và cải cách chế độ thuộc địa. Viết điều trần gửi Hội Nhân quyền, Trung kỳ dân biên thủy mạt ký, Đông dương chính trị luận, Pháp Việt hiệp hậu chi tân Việt Nam, truyện thơ Giai nhân kỳ ngộ… Giao thiệp với Nguyễn Tất Thành (Nguyễn Ái Quốc)
- 1914 : Chiến tranh Pháp- Đức. Bị giam ở ngục Santé 9 tháng. Sáng tác Santé thi tập
- 1915-1922 : Ra tù, làm ăn sinh sống và họat động chính trị. Từ 1917 trở đi giao thiệp rất mật thiết với Phan Văn Trừong và Nguyễn Ái Quốc.
- 1918 : Hòa nghị Versailles, Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách của các dân tộc thuộc địa.
- 1922 : Hội chợ thuộc địa Marseille, Phan Châu Trinh gửi thư thất điều cho vua Khải Định.
- 1925 : Về nước cùng Nguyễn An Ninh.

IV. Những năm tháng cuối.

- 1925 : Diễn thuyết tại Hội Thanh niên Sài Gòn về Quân trị chủ nghĩa và dân trị chủ nghĩa, Đạo đức và luân lý Đông tây.
- 1926 : Ngày 24/3 từ trần hồi 9h30 tối tại Sài Gòn sau một thời gian lâm trọng bệnh. Toàn dân cả nước thương tiếc và để tang.

Cổng TTĐT thành phố
 

Danh nhân

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829)
Ông Ích Đường (1890-1908)
Lê Thị Dãnh (? - 1968)
Một vài mẩu chuyện về cụ Huỳnh Thúc Kháng
Giới thiệu Danh nhân Quảng Nam Đà Nẵng
Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)

Mối quan hệ giữa cụ Huỳnh Thúc Kháng với Bác Hồ

Có thể nói rằng từ lúc mới bước vào con đường cứu nước, cứu dân cho đến trước Cách mạng Tháng Tám-1945, cụ Huỳnh Thúc Kháng vẫn luôn theo đuổi chủ nghĩa dân quyền đi theo lối cách mạng công khai- và chỉ muốn dựa vào cải cách để đưa đất nước tiến lên, mà công việc trước mắt- theo cụ, là phải lo việc "vớt chìm chữa cháy" trong tình trạng đất nước "vàng đá hỗn hào!tai mắt lầm lạc". Dầu rằng trong khoảng thời gian ấy, càng về giai đoạn sau, nhất là sau khi báo Tiếng dân bị đóng cửa thì cụ càng thất vọng với đường lối mà mình đã đi.

Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829)

Ông quê làng Bắc Mỹ An, huyện Diên Phước, trấn Quảng Nam, nay là phường Bắc Mỹ An, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Tên thật là Nguyễn Văn Thụy, do kỵ húy mà đổi là Thoại. Thời niên thiếu, Nguyễn Văn Thoại cùng gia đình di cư vào Nam đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), sống tại làng Thới Bình, trên cù lao Dài, nay thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Ông Ích Đường (1890-1908)

Ông sinh tại làng Phong Lệ, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc Phường Hoà Thọ, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng).Ông là cháu nội danh tướng Ông Ích Khiêm. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, thì Ông Ích Đường là người giỏi văn võ, có chí lớn, có tính phóng khoáng, có đức độ bậc trượng phu, thường binh vực kẻ nghèo yếu, chống lại bọn cường hào ác bá.

Giới thiệu Danh nhân Quảng Nam Đà Nẵng

Từ năm 1306 là năm hai châu Ô và Lý (trong đó có một phần đất Quảng Nam ngày nay) được nhập vào bản đồ Đại Việt, Quảng Nam – Đà Nẵng bắt đầu giữ vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc.

Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)

Cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc nhỏ tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu Minh Viên, sinh tháng 10/1876 (Tự Đức 19) tại làng Thạnh Bình, tông Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, (nay là Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng trong một gia đình nông hào, gốc Nho học.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu