Ông Ích Đường (1890-1908)

Ông sinh tại làng Phong Lệ, xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam (nay thuộc Phường Hoà Thọ, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng).Ông là cháu nội danh tướng Ông Ích Khiêm. Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, thì Ông Ích Đường là người giỏi văn võ, có chí lớn, có tính phóng khoáng, có đức độ bậc trượng phu, thường binh vực kẻ nghèo yếu, chống lại bọn cường hào ác bá.

Năm 1905 – 1906, từng theo chân Phan Châu Trinh vào Nam, ra Bắc vận động Duy Tân cải cách, đã từng vào đến căn cứ Phồn Xương của Hoàng Hoa Thám (1858 – 1913) trong núi rừng Yên Thế (Bắc Giang) để tìm hiểu việc tổ chức kháng
chiến chống Pháp.

Năm Mậu Thân (1908), hưởng ứng phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ, Ông Ích Đường chỉ huy nhân dân Hòa Vang đi chống sưu thuế, đồng thời đi vây bắt viên quan “sâu dân mọt nước” tên là Lãnh Điềm. Song việc không thành, vì chính quyền thực dân Pháp kịp đưa quân tới đàn áp. Bị truy nã, Ông Ích Đường tạm lánh nơi nhà Mạc Quý, người cùng học võ một thầy. Không ngờ Mạc Quý phản bội, mật báo với quân Pháp. Ông Ích Đường bị bắt và bị chém chết khi mới 18 tuổi (1908).

Để trả thù và để uy hiếp tinh thần nhân dân, chúng đem ông ra chém nơi bến sông cạnh chợ Thúy Loan, giữa buổi sáng chợ đông. Tương truyền, trước khi bị hành hình, ông bày tỏ ý chí can trường, bất khuất, dõng dạc tuyên bố trước bọn đao phủ:

Giết Đường này sẽ có nhiều Đường khác
Còn mía thì còn đường, còn giặc thì còn Đường.

Bà con chứng kiến buổi hành quyết ông kể lại rằng nhiều người đã khóc khi ông nói lời từ biệt. Tất cả những chủ sạp bán vải ở chợ Thúy Loan đã đem những cây vải trắng, xé thành từng đoạn, phân phát cho mọi người bịt lên đầu, để tang Cậu Đường. Bà con ta đi chợ về, tỏa khắp các làng quê, đầu đội khăn tang, đã gây nên một ấn tượng sâu đậm về một con người nghĩa khí.

Truyền thuyết về cái chết của Ông Ích Đường lưu truyền trong dân gian còn kể lại rằng sau khi đầu ông vừa rụng xuống dưới lưỡi dao oan nghiệt, thì trời đang nắng bỗng nhiên tối sầm cả lại, dường như trời đất cũng động lòng vì sự ra đi của một anh hùng vừa 18 tuổi. Nhân dân địa phương đã lập miếu thờ ông ngay bên chợ Thúy Loan. Hiện nay, ngôi miếu vẫn còn.

Ghi nhận những đóng góp của ông, chính quyền thành phố Đà Nẵng đã quyết định đặt tên một con đường mang tên Ông Ích Đường dài hơn 1.500m, rộng hơn 6m, từ phía nam sân bay Đà Nẵng và Nhà máy dệt Hòa Thọ, qua UBND huyện Hòa Vang, đến đầu cầu Cẩm Lệ.

Cổng TTĐT thành phố
 

Danh nhân

Chưa có bình luận ý kiến bài viết!

Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829)
Lê Thị Dãnh (? - 1968)
Một vài mẩu chuyện về cụ Huỳnh Thúc Kháng
Niên biểu Phan Châu Trinh (1872-1924)
Giới thiệu Danh nhân Quảng Nam Đà Nẵng
Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)

Mối quan hệ giữa cụ Huỳnh Thúc Kháng với Bác Hồ

Có thể nói rằng từ lúc mới bước vào con đường cứu nước, cứu dân cho đến trước Cách mạng Tháng Tám-1945, cụ Huỳnh Thúc Kháng vẫn luôn theo đuổi chủ nghĩa dân quyền đi theo lối cách mạng công khai- và chỉ muốn dựa vào cải cách để đưa đất nước tiến lên, mà công việc trước mắt- theo cụ, là phải lo việc "vớt chìm chữa cháy" trong tình trạng đất nước "vàng đá hỗn hào!tai mắt lầm lạc". Dầu rằng trong khoảng thời gian ấy, càng về giai đoạn sau, nhất là sau khi báo Tiếng dân bị đóng cửa thì cụ càng thất vọng với đường lối mà mình đã đi.

Nguyễn Văn Thoại (1761 - 1829)

Ông quê làng Bắc Mỹ An, huyện Diên Phước, trấn Quảng Nam, nay là phường Bắc Mỹ An, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Tên thật là Nguyễn Văn Thụy, do kỵ húy mà đổi là Thoại. Thời niên thiếu, Nguyễn Văn Thoại cùng gia đình di cư vào Nam đời chúa Nguyễn Phúc Khoát (1738-1765), sống tại làng Thới Bình, trên cù lao Dài, nay thuộc huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Niên biểu Phan Châu Trinh (1872-1924)

Giới thiệu Danh nhân Quảng Nam Đà Nẵng

Từ năm 1306 là năm hai châu Ô và Lý (trong đó có một phần đất Quảng Nam ngày nay) được nhập vào bản đồ Đại Việt, Quảng Nam – Đà Nẵng bắt đầu giữ vị trí quan trọng trong tiến trình lịch sử của dân tộc.

Huỳnh Thúc Kháng (1876-1947)

Cụ Huỳnh Thúc Kháng lúc nhỏ tên là Huỳnh Hanh, tự Giới Sanh, hiệu Minh Viên, sinh tháng 10/1876 (Tự Đức 19) tại làng Thạnh Bình, tông Tiên Giang Thượng, huyện Hà Đông, (nay là Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng trong một gia đình nông hào, gốc Nho học.

Xuất bản thông tin

Navigation Menu

Navigation Menu