Thông tin báo chí ngày 05/7
Đăng ngày 05-07-2017 14:50, Lượt xem: 167

Thông tin về Đà Nẵng, báo chí đăng tải ngày hôm nay:

1/ Báo Nhân dân:

- Bất cập trong quản lý Bệnh viện Phụ nữ Ðà Nẵng:

+ Hơn tám năm hoạt động, Bệnh viện Phụ nữ Ðà Nẵng đã giúp hàng nghìn phụ nữ nghèo ở địa phương được tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao. Là mô hình mới, chưa có một cơ chế hoạt động rõ ràng, không phải là bệnh viện công mà cũng chẳng phải bệnh viện tư, cho nên công tác quản lý, điều hành đang có nhiều bất cậpthiếu thống nhất giữa những người lãnh đạo Hội Bảo trợ và lãnh đạo bệnh viện trong việc hỗ trợ, miễn, giảm chi phí khám và điều trị cho người bệnh trái tuyến…

   2/ ĐÀI VOV

 -  Đà Nẵng vượt 16 cấp phó theo quy định:

+ Thành phố Đà Nẵng đã rà soát đội ngũ cán bộ quản lý tại 72 cơ quan, đơn vị, phát hiện cấp phó vượt so với quy định 16 người.72 cơ quan, đơn vị được rà soát gồm 7 quận, huyện, 3 Đảng uỷ khối trực thuộc Thành uỷ và 62 cơ quan, ban, ngành đoàn thể thành phố. Tổng số cấp phó là 1.271 người, vượt so với quy định là 16 người.

Nguyên nhân do một số đơn vị không có cấp trưởng, cấp phó phụ trách; do tăng chức năng nhiệm vụ theo nhu cầu công việc ở một số cơ quan, đơn vị; một số cán bộ đang chờ quyết định nghỉ hưu và nghỉ theo Nghị định 108 của Chính phủ; do việc sáp nhập lại giữa các cơ quan; một số cấp phó đảm nhận nhiệm vụ cấp trưởng ở các cơ quan chuyên môn đặc thù như Sở Y tế; do đội ngũ cán bộ một số cơ quan bị hụt hẫng nên cần bổ sung cán bộ trẻ để kế cận; do khó khăn trong việc giải quyết đầu ra cho số ít cán bộ không đáp ứng yêu cầu công việc.

3/ Báo Đà Nẵng có các tin, bài:

 - Cắt nguồn cung cấp nước ở quận Sơn Trà và phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn):Thiếu thông tin, người dân bức xúc:

+ Từ ngày 29-6 đến 3-7, nguồn nước sinh hoạt cấp về quận Sơn Trà và một số khu vực dân cư phường Mỹ An (quận Ngũ Hành Sơn) đã bị ngừng, Công ty CP Cấp nước Đà Nẵng giải thích rằng thi công trên đường ống chính. Tuy nhiên, việc cắt nguồn cung cấp nước làm khách hàng không chủ động tích trữ nước bởi thiếu thông tin dịch vụ, ảnh hưởng đến sinh hoạt và sản xuất, gây tâm lý bức xúc về hoạt động cấp nước ở thành phố…

 - Vụ "Rừng Hòa Bắc lại bị xâm hại": Chưa xác định đối tượng phá rừng:

 + Theo Chi cục Kiểm lâm thành phố, vụ việc phá rừng trái phép tại khu vực tiểu khu 29 rừng Hòa Bắc (mỏ vàng Khe Đương) có dấu hiệu vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng. Hiện Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Hòa Vang phối hợp, cung cấp hồ sơ cho Công an thành phố điều tra, xử lý theo chỉ đạo của UBND thành phố tại Văn bản số 4211/UBND-KT ngày 6-6 về xử lý xâm hại rừng Hòa Bắc. Ông Đặng Phú Hành, Phó Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang xác nhận hiện vẫn chưa có thông tin về kết quả điều tra vụ việc từ Công an thành phố.

 - Đường kiệt thành "sông":

 + Hơn 5 năm qua, hàng chục hộ dân ở hai tổ dân phố 49B và 49C phường Hòa Khánh Bắc (quận Liên Chiểu) rất bức xúc vì đường kiệt 228 Âu Cơ trũng thấp, nước thải từ cống tràn lên thường xuyên gây ngập đường.

Theo người dân, tình trạng này là do cao trình cống thoát nước dọc đường Âu Cơ cao hơn nên nước mưa và nước thải sinh hoạt không thoát được, nước cống tràn lên mặt đường gây ngập và bốc mùi hôi thối. Đặc biệt, đoạn cuối kiệt gần như ngập quanh năm. “Vào ngày mưa, nước từ khu vực cao hơn chảy về đây cùng với nước cống tràn lên gây ngập sâu. Khi trời chuẩn bị mưa, người dân ở cuối kiệt phải dắt xe máy ra đường Âu Cơ hoặc đầu đường kiệt để gửi, bởi chỉ cần mưa một chút thì nước dâng cao liền. Những ngày trời không mưa, đường kiệt cũng ngập do nước thải sinh hoạt của người dân xả xuống cống bị tràn ngược lên mặt đường. Nhân dân kiến nghị lên phường thì phường cử người xuống nạo vét bùn đất dưới hố ga. Tình trạng ngập nhờ thế có giảm đôi chút nhưng sau đó lại ngập”..

  - Chậm thi công đoạn giữa đường Trần Hoành: Dân kiến nghị giải tỏa cắt vệt:

 + Tuyến đường Trần Hoành, đoạn từ đường Nguyễn Đình Chiểu đến nhà thờ tộc Huỳnh (phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn), được triển khai giải tỏa 7 năm nay, nhưng còn khoảng 40 hộ dân ở khu vực Đa Mặn 4 (tổ 54) không đồng ý giải tỏa trắng, chỉ đồng ý giải tỏa cắt vệt để thi công đường nên dùng dằng đến nay.

Tìm hiểu nguyên nhân không đồng ý giải tỏa trắng để giao đất sạch cho nhà đầu tư thi công đường và khu đô thị, nhiều hộ giải tỏa cho rằng, Đa Mặn 4 là xóm của khu căn cứ “lõm” K20. Nơi đây là vùng cao và thoáng đãng hơn so với khu vực xung quanh, không bị ngập úng, nhà cửa của dân cũng đông đúc và kiên cố. Vì vậy, cách đây gần 10 năm, người dân chỉ đồng thuận thu hồi đất để mở rộng, nâng cấp đường Trần Hoành, không đồng ý giải tỏa trắng. Đáng nói là vào năm 2010, trong khi chưa triển khai giải tỏa thì nhà đầu tư đã bán đất trên giấy cho nhiều khách hàng. Từ đó đến nay, nhiều người tìm đến nhà của dân để canh đất, nói rằng nhà và đất mà người dân đang ở là họ đã mua

  4/ Báo Công an Đà Nẵng có các tin, bài :

   - APEC 2017 là “bài test” năng lực của Đà Nẵng:

   + Tính đến cuối tháng 6/2017, công tác chuẩn bị cho sự kiện Tuần lễ cấp cao APEC tại Đà Nẵng vào tháng 11/2017 đã cơ bản đúng tiến độ, đặc biệt, việc chuẩn bị về cơ sở vật chất đã đi đến các khâu cuối cùng

 - Điểm tập kết rác không sạch, chẳng đẹp:

 + Điểm tập kết trên đường Nguyễn Huy Chương (P.Mân Tái, Q.Sơn Trà) gây ô nhiễm môi trường và mất mỹ quan đô thị, mặc dù có dựng bảng tuyên truyền của Phòng TN&MT Q.Sơn Trà “chung tay xây dựng Sơn Trà xanh- sạch - đẹp” tại điểm tập kết  này… Đề nghị ngành chức năng, đơn vị quản lý khắc phục, di dời điểm tập kết rác tại đây…

- Phát hiện nhiều nhóm phê ma tuý trong khách sạn:

+ Công an P. Thuận Phước (Q. Hải Châu) phát hiện 4 nhóm thanh, thiếu niên sử dụng ma tuý với tổng cộng hơn 20 đối tượng. Trong đó có 3 nhóm với hơn 15 đối tượng là thanh, thiếu niên đang phê ma tiúy trong 3 phòng của 2 khách sạn trên địa bàn….

 - Về tình trạng thiếu nước sinh hoạt của  nhiều hộ dân Q.Sơn Trà (Báo Tuổi trẻ, Công an Đà Nẵng) đưa tin:

 + Hàng chục khu dân cư cuối tuyến thuộc Q.Sơn Trà hết sức bất ngờ vì đây là năm đầu tiên tình trạng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng khiến cuộc sống hàng ngày của họ bị đảo lộn. Để ứng phó với tình trạng này, ngành nước đã lắp đặt một số bồn nước trong khu vực có đông dân, đồng thời lập “biệt đội” cấp nước lưu động, nhưng xem ra không thấm tháp vào đâu so với nhu cầu cấp bách của người dân…

 

ANH TRỊNH

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT