Kiến nghị về lĩnh vực pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Đơn vị xử lý: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội; Bảo hiểm xã hội thành phố chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Sở Kế hoạch và Đầu tư trả lời:
Theo quy đinh tại Điều 27 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về thời gian thử việc:
“Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.”
Và tại Điều 29 Bộ luật Lao động 2012 quy định về kết thúc thời gian thử việc
“1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.”
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn đào tạo hướng dẫn nghiệp chuyên môn cho người lao động để đáp ứng nhu cầu công việc tại đơn vị mình thì doanh nghiệp có thể thực hiện hợp đồng đào tạo nghề theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2012.
Việc xem xét, điều chỉnh và bổ sung các nội dung quy định tại Điều 27 Bộ luật Lao động không thuộc thẩm quyền của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Tuy nhiên, để có cơ sở kiến nghị với Bộ Lao động - TB&XH xem xét bổ sung, Sở Lao động - TB&XH đề nghị các doanh nghiệp có văn bản nêu cụ thể các vị trí công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cần thời gian thử việc dài hơn so với quy định pháp luật hiện hành để Sở Lao động - TB&XH tổng hợp và xin ý kiến của Bộ Lao động - TB&XH trình Quốc hội xem xét, bổ sung.