Sự kiện, nhân vật, lịch sử, đặc điểm
-
Ngũ Hành Sơn trong truyền thuyết dân gian
Theo truyền thuyết dân gian được người dân Đà Nẵng lưu truyền đến ngày hôm nay thì 5 ngọn núi Ngũ Hành Sơn là 5 mảnh vỡ của quả trứng Rồng hóa thành.
-
Sự hình thành của cụm núi Ngũ Hành Sơn qua các đợt biến động địa chất
Theo công trình nghiên cứu “Ngũ hành Sơn” của tác giả Nguyễn Trọng Hoàng, Ngũ Hành Sơn là một quần thể núi nằm trên bờ biển miền Trung Việt Nam, do đó, quá trình hình thành và những đặc điểm hình thái hiển nhiên chịu ảnh hưởng rất lớn giữa một bên là dãy Trường Sơn với một bên là biển Đông[1].
-
Danh thắng Ngũ Hành Sơn trong lịch sử
Danh thắng Ngũ Hành Sơn nói riêng và thành phố Đà Nẵng nói chung, xưa vốn là một cửa bể thuộc châu Rí (Lý), thuộc tiểu quốc Amaravati của Vương quốc Champa. Theo sách Đại Nam nhất thống chí thì vùng đất này “nguyên xưa là đất Việt - thường thị, đời Tần (246-207 TCN) thuộc Tượng Quận, đời Hán (206 TCN - 219 CN) là bờ cõi quận Nhật Nam, đời Đường thuộc Lâm Ấp (618 – 907 CN), đời Tống (960-1279) thuộc Chiêm Thành”.
-
Ba trăm năm làng đá Non nước
Làng đá Non Nước nằm dưới chân núi Ngũ Hành Sơn là làng nghề truyền thống nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng với các sản phẩm đá mỹ nghệ. Theo phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, làng đá Non Nước trước đây có tên Quán Khái Đông Giáp và Quán Khái Tây Giáp, được hình thành từ thế kỷ 18. Người đầu tiên lập làng và khai sinh ra nghề đá là cụ Huỳnh Bá Quát ở Thanh Hóa.