Công trình ấn tượng
-
Tham quan Trung tâm hành chính thành phốNhiều ngày qua, Trung tâm hành chính TP.Đà Nẵng (số 24 Trần Phú, phường Thạch Thang, quận Hải Châu), tòa nhà cao nhất miền Trung hiện nay, đã đi vào hoạt động.
-
Công viên 29-3 – Lá phổi xanh quý giá của thành phốCông viên 29/3 trước năm 1975 được xem như khu vực bãi rác trung tâm của cả thành phố. Sau ngày giải phóng, lực lượng thanh niên thành phố đã phát động chiến dịch dọn bãi rác xây dựng công viên. Trên bãi rác khổng lồ ngày ấy, từng nhát cuốc của đoàn viên thanh niên phát đến đâu, từng mầm xanh được gieo xuống và đã không ngừng nảy nở, sinh sôi, vươn lên giữa hoang tàn, làm nên một không gian xanh công cộng giữa lòng thành phố ngày nay.
-
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5Bảo tàng Hồ Chí Minh tại thành phố Đà Nẵng nằm trong cụm bảo tàng lưu giữ những kỷ vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc. Bảo tàng được xây dựng phỏng theo khuôn mẫu ngôi nhà thật của Bác ở thủ đô Hà Nội với ao cá, nhà sàn, vườn cây.. và lưu giữ một số kỷ vật về cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh vì dân tộc của Người, tạo ra một không gian vừa thiêng liêng vừa ấm áp, gần gũi.
-
Công viên Biển Đông – nơi gắn kết người dân và du kháchKhông như các mô hình công viên thường gặp với hàng cây cổ thụ che mát những con đường, những bãi cỏ xanh tạo không gian và những khu vui chơi trẻ em với cầu trượt, xích đu được xây dựng trong một khuôn viên rộng; Công viên Biển Đông đặc biệt từ tên gọi, vị trí xây dựng, thiết kế và cả ý nghĩa của công trình.
-
Nhà hát Trưng Vương trong lòng người Đà NẵngCó lẽ bất kỳ người dân Đà Nẵng nào khi được hỏi về các địa điểm quen thuộc, gắn liền với thành phố từ nhiều năm qua sẽ không ngần ngại kể tên các điểm như chợ Cồn, chợ Hàn hay nhà hát Trưng Vương. Bởi đây là những hình ảnh hết sức gần gũi, thân thuộc với người dân thành phố. Trong số đó, nhà hát Trưng Vương đối với người Đà Nẵng là một trung tâm sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật lâu đời, gắn liền với sự phát triển của thành phố qua nhiều giai đoạn.
-
Bảo tàng Điêu khắc Chăm - lưu giữ cả một quá khứ vàng sonTọa lạc tại góc đường Bạch Đằng và Trưng Nữ Vương, bên bờ sông Hàn, Bảo tàng Điêu khắc Chăm là niềm tự hào của người dân thành phố, là nơi tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến với Đà Nẵng.
-
Hầm Hải Vân – dấu ấn trên hành trình Bắc-NamSau gần 5 năm xây dựng, ngày 5/6/2005 hầm Hải Vân chính thức khánh thành. Những người lái xe trên lộ trình Bắc-Nam nay chỉ còn mất 10-15 phút để "vượt đèo Hải Vân" trên đoạn đường hầm dài hơn 12 km thay vì mất gần 1 giờ đồng hồ "leo lên rồi tuột dốc" con đường đèo 21 km nếu không gặp bất kỳ sự cố nào. Và cũng từ ngày ấy, đường đèo Hải Vân chính thức chấm dứt sứ mệnh gần 1 thế kỷ là con đường thiên lý Bắc- Nam để trở thành con đường du lịch độc đáo.
-
Cung Thể thao Tiên Sơn – Đĩa bay giữa lòng thành phốThành phố Đà Nẵng đang đẹp hơn từng ngày với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, mới lạ về ý tưởng, thiết kế cũng như công nghệ thi công và kỹ thuật hiện đại. Các công trình lớn lần lượt được xây dựng không chỉ đem lại diện mạo mới cho thành phố mà còn đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, giao thông, văn hóa, thể thao và du lịch của Đà Nẵng. Một trong số đó phải kể đến Cung Thể thao Tiên Sơn - trung tâm thể thao tiêu biểu của thành phố với trang thiết bị hiện đại đáp ứng yêu cầu tổ chức các giải đấu thể thao và sự kiện văn hóa, nghệ thuật, hội chợ, triển lãm mang tầm quốc gia và khu vực.
-
Nơi lưu giữ lịch sử hình thành và phát triển thành phốĐể hiểu tường tận quá trình hình thành, đấu tranh, xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng, không địa điểm nào thích hợp hơn Bảo tàng Đà Nẵng. Tọa lạc tại địa chỉ 24 Trần Phú, quận Hải Châu, trong những năm gần đây, Bảo tàng Đà Nẵng là điểm đến thu hút nhiều đối tượng tham quan, từ người dân thành phố, khách du lịch, đến các em học sinh, sinh viên đến tham quan, tìm hiểu, học tập về lịch sử thành phố Đà Nẵng.
-
Đài Tưởng niệm - nơi ghi công các anh hùng liệt sỹNhững hy sinh, mất mát trong chiến tranh là điều không thể tránh khỏi. Đất nước ta, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước đã biết bao nhiêu lần phải đối diện với nạn ngoại xâm, từng lớp lớp người dân Việt Nam đã bỏ ruộng cày, xếp bút nghiên theo tiếng gọi của quê hương lên đường gìn giữ nền độc lập, bảo vệ từng mét vuông đất đai bờ cõi, từng vùng biển, vùng trời, từng cột mốc biên giới hải đảo.