Thắng cảnh và di tích
-
Di tích Đà Nẵng - những trang sử tuyệt đẹpNhư bao địa phương khác, Đà Nẵng đã trải qua bao thăng trầm trên con đường phát triển của mình. Những di tích còn lại là chứng tích cho một quá khứ vươn lên kiên cường, không mệt mỏi của mảnh đất này.
-
Thành Điện HảiThành Điện Hải trước là đồn Điện Hải, xây dựng năm 1813 (Gia Long thứ 12) gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 (Minh Mạng thứ 4) cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao. Đồn được xây bằng gạch.
-
Bảo tàng điêu khắc Chămpa Đà NẵngBảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là "Bảo tàng Chàm" (dịch từ Musée Cham ) nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ.
-
Đài tưởng niệm những Liệt sĩ ngành giao bưu Quảng Nam - Đà NẵngTọa lạc trên một khu đất rộng khoảng một hécta, nằm dọc theo đường Ngô Quyền, thuộc phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, đài tưởng niệm liệt sĩ ngành giao bưu tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ (1945-1975) là một trong những khu di tích lịch sử khá độc đáo của thành phố Đà Nẵng hiện nay.
-
Thành An HảiCùng với thành Điện Hải nằm bên tả ngạn sông Hàn, thành An Hải nằm bên phía hữu ngạn là 2 tấn sở quan trọng để bảo vệ Đà Nẵng được xây dựng từ thời Gia Long (1802-1820).
-
Vết tích những nấm mồ quân xâm lược ở Đà Nẵng giữa thế ký XIX hiện còn lưu lạiNhững phát đại bác đầu tiên của liên quân Pháp - Tây Ban Nha bắn vào các pháo đài phòng thủ của quân Việt Nam ở Đà Nẵng vào sáng ngày 1-9-1858, mở đầu cuộc xâm chiếm nước ta. Bọn xâm lược đã gặp phải sức kháng cự quyết liệt của quân và dân ta. Cho đến hết năm 1858, chúng vẫn không sao thực hiện được mục đích mở rộng địa bàn chiếm đóng, phá vỡ thế phòng thủ của ta, nhằm tạo một bước ngoặt cho cuộc chiến tranh. Tướng chỉ huy quân liên quân lúc bấy giờ là Đô đốc Rigault de Genouilly bèn quyết định chuyển hướng tiến công vào Gia Định. Đầu tháng 2-1859, chúng chỉ để lại ở Đà Nẵng một đại đội lính và vài chiến hạm, số quân còn lại được chuyển vào đánh chiếm Gia Định.
-
Trận đánh Pháp đầu tiên trên đèo Hải Vân (28-2-1886)Theo lệnh của De Courcy, Tổng tư lệnh binh đoàn viễn chinh Pháp ở Bắc Kỳ và Trung Kỳ, tướng Prud’homme đóng tại Huế đã cấp tốc điều động đội công binh mở nhanh con đường chiến lược Huế – Đà Nẵng, mà đặc biệt là đoạn đường qua đèo Hải Vân.
-
Hải Vân - "Thiên hạ đệ nhất hùng quan"Núi Hải Vân hay Hải Vân Sơn là ngọn núi cuối cùng của một mạch núi đâm ngang ra biển lớn nhất của dãy Trường Sơn hùng vĩ, mà đỉnh cao nhất 1.450m, tưởng chừng vươn tới trời xanh, đỉnh núi lẫn trong mây, còn chân núi chìm trong nước biển mênh mông.
-
Ngũ Hành SơnNgũ Hành Sơn hay núi Non Nước là một thắng cảnh nổi tiếng; trong ký ức của nhiều người đây còn là vùng "địa linh" của xứ Quảng xưa nay. Ngũ Hành Sơn là một địa danh được cả nước biết đến. Một nhà thơ đã viết về Ngũ Hành Sơn "Núi thấp hơn hết mà danh cao hơn hết" (dịch).
-
Đình Nại NamĐình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu. Đình được xây dựng năm ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng.