Công trình công cộng
-
Nhà văn hóa Thiếu nhi thành phố Đà Nẵng Đăng ngày 23-05-2018 01:38
Nhà văn hóa Thiếu nhi thành phố Đà Nẵng (tọa lạc tại số 2A, đường Phan Đăng Lưu, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) là dự án do Công ty Jina Architects Co., Ltd. (Hàn Quốc) thiết kế trên ý tưởng trò chơi xếp hình Tangram. Công trình có quy mô 3 tầng, bao gồm các khu đa chức năng, khu vui chơi, giải trí, công viên, phòng học, phòng thể dục thể thao, thư viện, hội trường. Công trình do UBND thành phố Đà Nẵng làm chủ đầu tư với mức vốn khoảng 250 tỷ đồng từ nguồn ngân sách, được xây dựng trên tổng diện tích đất hơn 33.000 m2, trong đó diện tích cho công trình gần 6.900 m2, còn lại là công viên, cây xanh, mặt nước, bãi giữ xe và lối đi nội bộ.
-
Đường Bạch Đằng - con đường nối liền quá khứ và hiện tạiĐược mệnh danh là đường hoa, là con đường đẹp nhất thành phố, đường Bạch Đằng mang trên mình cả một bề dày lịch sử hình thành và phát triển đô thị của Đà Nẵng, là con đường nối liền quá khứ và hiện tại, nối liền lịch sử vàng son và tương lai rạng rỡ của thành phố.
-
Sức sống mới ở phía Nam thành phốNăm 2013, người dân thành phố Đà Nẵng hân hoan với sự kiện khánh thành 3 cây cầu lớn, đánh dấu bước ngoặt phát triển của thành phố, là cầu Rồng và cầu Trần Thị Lý bắc qua sông Hàn và tuyến cầu đường Nguyễn Tri Phương nối dài. Cầu băng sông Cẩm Lệ, cầu vượt sông Cái, đường nhựa lênh láng cho cả một vùng đất từ Hòa Xuân đến Hòa Quý bừng sáng. Và con đường nhựa rộng 33m vinh dự được đặt tên Võ Chí Công – người con ưu tú của quê hương Quảng Nam Đà Nẵng.
-
Công viên 29-3 – Lá phổi xanh quý giá của thành phốCông viên 29/3 trước năm 1975 được xem như khu vực bãi rác trung tâm của cả thành phố. Sau ngày giải phóng, lực lượng thanh niên thành phố đã phát động chiến dịch dọn bãi rác xây dựng công viên. Trên bãi rác khổng lồ ngày ấy, từng nhát cuốc của đoàn viên thanh niên phát đến đâu, từng mầm xanh được gieo xuống và đã không ngừng nảy nở, sinh sôi, vươn lên giữa hoang tàn, làm nên một không gian xanh công cộng giữa lòng thành phố ngày nay.
-
Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng – kí ức những mùa thiNằm ở trung tâm thành phố, ngay tại số 46 đường Bạch Đằng, cạnh dòng sông Hàn thơ mộng, Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng là địa điểm hết sức lý tưởng cho việc đọc sách, nghiên cứu của mọi người dân thành phố.
-
Công viên Biển Đông – nơi gắn kết người dân và du kháchKhông như các mô hình công viên thường gặp với hàng cây cổ thụ che mát những con đường, những bãi cỏ xanh tạo không gian và những khu vui chơi trẻ em với cầu trượt, xích đu được xây dựng trong một khuôn viên rộng; Công viên Biển Đông đặc biệt từ tên gọi, vị trí xây dựng, thiết kế và cả ý nghĩa của công trình.
-
Cầu Rồng- biểu tượng kiến trúc mới trong thời kỳ hội nhậpKhánh thành đúng dịp kỷ niệm 38 năm giải phóng thành phố Đà Nẵng (29/3/2013), cầu Rồng là cây cầu thứ 6 bắc qua dòng sông Hàn. Với thiết kế độc đáo mô phỏng hình dáng con rồng đang uốn lượn trên mặt sông Hàn và hướng ra biển Đông, đầu rồng ngẩng cao và thân rồng uốn lượn. Cầu Rồng là trục chính của Đà Nẵng theo hướng Đông – Tây, là tuyến đường ngắn nhất, nối liền sân bay quốc tế Đà Nẵng với các khu du lịch cao cấp ven biển Sơn Trà- Điện Ngọc, đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển và hoàn thiện hạ tầng giao thông đô thị thành phố, đồng thời được kỳ vọng trở thành biểu tượng kiến trúc mới của thành phố.
-
Nơi lưu giữ lịch sử hình thành và phát triển thành phốĐể hiểu tường tận quá trình hình thành, đấu tranh, xây dựng và phát triển của thành phố Đà Nẵng, không địa điểm nào thích hợp hơn Bảo tàng Đà Nẵng. Tọa lạc tại địa chỉ 24 Trần Phú, quận Hải Châu, trong những năm gần đây, Bảo tàng Đà Nẵng là điểm đến thu hút nhiều đối tượng tham quan, từ người dân thành phố, khách du lịch, đến các em học sinh, sinh viên đến tham quan, tìm hiểu, học tập về lịch sử thành phố Đà Nẵng.
-
Nhà hát tuồng Nguyễn Hiển Dĩnh – Nơi giữ gìn, tôn vinh nét đẹp văn hóa quê hươngCùng với những nỗ lực không ngừng nhằm xây dựng và phát triển Đà Nẵng trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, người dân Đà Nẵng cũng luôn ý thức được được tầm quan trọng của việc giữ gìn và phát huy những nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc của địa phương, của dân tộc. Việc Đà Nẵng đầu tư xây dựng một nhà hát tuồng quy mô, bài bản, chuyên nghiệp ngay giữa lòng thành phố chính là một minh chứng cho tinh thần đó.
-
Hầm Hải Vân – dấu ấn trên hành trình Bắc-NamSau gần 5 năm xây dựng, ngày 5/6/2005 hầm Hải Vân chính thức khánh thành. Những người lái xe trên lộ trình Bắc-Nam nay chỉ còn mất 10-15 phút để "vượt đèo Hải Vân" trên đoạn đường hầm dài hơn 12 km thay vì mất gần 1 giờ đồng hồ "leo lên rồi tuột dốc" con đường đèo 21 km nếu không gặp bất kỳ sự cố nào. Và cũng từ ngày ấy, đường đèo Hải Vân chính thức chấm dứt sứ mệnh gần 1 thế kỷ là con đường thiên lý Bắc- Nam để trở thành con đường du lịch độc đáo.