Triển khai thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai
Đăng ngày 07-01-2022 16:32, Lượt xem: 359

UBND thành phố vừa ban hành Công văn số 8614/UBND- SNN ngày 22-12-2021 giao các sở, ban, ngành, địa phương và đề nghị Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được giao, tổ chức triển khai thực hiện các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai nêu tại Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT ngày 27-10-2021 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Cụ thể, đối với quy định chung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình, UBND thành phố giao UBND các quận, huyện căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và phân cấp tổ chức thực hiện, ban hành quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai quy định tại Điều 5 của Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT. Tổ chức thực hiện việc thông tin, truyền thông nhằm cung cấp kiến thức kỹ năng và biện pháp về bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý trên địa bàn.

Bên cạnh đó, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử đụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng thuộc phạm vi quản lý. Xác đinh nội dung các nhiệm vụ cụ thể và phân công trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với viêc quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, đô thị, du lịch, công nghiệp, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý. Tổ chức việc xử lý các tình huống, hoạt động làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiên tai thuộc phạm vi quản lý. Trường hợp vượt quá khả năng phải báo cáo UBND thành phố hoặc sở quản lý chuyên ngành để được giải quyết.

Các quận, huyện có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo định kỳ hằng năm các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu về phòng, chống thiên tai đối với các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu, báo cáo UBND thành phố trước mùa mưa, lũ. Những vướng mắc, vượt thẩm quyền đề nghị tổng hợp báo cáo UBND thành phố thông qua Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạ và phòng thủ dân sự (PCTT, TKCN và PTDS) thành phố. Đảm bảo kinh phí cho các hoạt động bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý.

UBND thành phố giao các sở, ban, ngành theo dõi, đôn đốc, hướng đẫn việc thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai theo thẩm quyền. Tuyên truyền, phổ biến nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng khu khai thác khoáng sản và khu khai thác tài nguyên thiên nhiên khác; khu đô thị; điểm du lịch, khu du lịch; khu công nghiệp; khu di tích lịch sử; điểm dân cư nông thôn và công trình. Rà soát, đánh giá, tổng hợp báo cáo Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS thành phố, UBND thành phố các trọng điểm xung yếu và phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình phòng, chống thiên tai thuộc phạm vi quản lý.

Đồng thời, tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ huy PCTT, TKCN và PTDS thành phố hoặc tổ chức kiểm tra, đánh giá hiện trạng, mức độ an toàn phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý, vận hành, sử dụng công trình, hạng mục công trình hạ tầng theo thẩm quyền. Tham mưu về kỹ thuật đối với việc xử lý sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình, hạng mục công trình hạ tầng và khu vực lân cận thuộc phạm vi quản lý. Tham mưu UBND thành phố chỉ đạo hoặc yêu cầu, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhân quản lý, vận hành, sử dụng các khu khai thác khoáng sản, khai thác tài nguyên thiên nhiên khác, công nghiệp, du lịch, đô thị, di tích lịch sử; điểm du lịch; điểm dân cư nông thôn và công trình thuộc phạm vi quản lý thực hiện các nội dung theo quy định tại khoản 4, Điều 5 của Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.

Đối với quy định cụ thể bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành, sử dụng công trình phòng, chống thiên tai thuộc lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, UBND thành phố giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu, chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại Chương III của Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT.

Đồng thời, giao UBND các quận, huyện căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ và phân cấp tổ chức thực hiện, chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện nội dung bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai; tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về phòng, chống thiên tai đối với việc quản lý các công trình đê điều, kè, đập, hồ chứa nước thủy lợi, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn và phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý.

Phân công, phân cấp trách nhiệm quản lý nhà nước của các cơ quan quản lý nhà nước đối với việc quản lý các công trình đê điều, kè, đập, hồ chứa nước thủy lợi, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn và phòng, chống sạt lờ bờ sông, bờ biển; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý. Tổ chức việc xử lý sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố, tình huống làm gia tăng rủi ro thiên tai và khắc phục hậu quả thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển theo thẩm quyền. Trường hợp vượt quá khả năng, báo cáo cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để được hỗ trợ.

UBND các quận, huyện có nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đê điều, kè, phương án hộ đê, kè theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Thực hiện các nội dung liên quan đến bảo đảm an toàn đê điều, kè quy định tại Chương III về bảo vệ và sử dụng đê điều, Chương IV về hộ đê, Chương VI về trách nhiệm quản lý nhà nước về đê điều của Luật Đê điều và các nội dung khác quy định tại khoản 1, Điều 8 của Thông tư số 13/2021/TT- BNNPTNT theo trách nhiệm, thẩm quyền được giao.

Đảm bảo nguồn lực tài chính cho các hoạt động bảo trì công trình, bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý các công trình đê điều, kè, đập, hồ chứa nước thủy lợi, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn và phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý. Tổ chức thanh tra, kiểm tra về các quy định bảo đảm yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành các công trình đê điều, kè, đập, hồ chứa nước thủy lợi, chống úng, chống hạn, chống xâm nhập mặn và phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng thuộc phạm vi quản lý.

Các Sở: Giao thông vận tải, Du lịch, Nông nghiệp và Phát triện nông thôn, là các đơn vị quản lý công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển, có trách nhiệm tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong việc quản lý, vận hành và sử dụng công trình phòng, chống sạt lỡ bờ sông, bờ biển quy định tại khoản 1, Điều 7 của Thông tư số 13/2021/TT-BNNPTNT. Xử lý hoặc phối hợp xử lý các hoạt động làm gia tăng rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với công trình phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo UBND thành phố và cơ quan quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai để được giải quyết.

Mặt khác, thực hiện rà soát, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống thiên tai và xây dựng phương án bảo vệ trọng điểm xung yếu đối với công trình thuộc phạm vi quản lý, báo cáo các cơ quan quản lý chuyên ngành về phòng, chống thiên tai của thành phố. Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng, chống thiên tai.

UBND thành phố giao Sở Tài nguyên và Môi trường, Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng và đề nghị Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Trung Trung Bộ, UBND các quận, huyện và các cơ quan, tổ chức quản lý hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, trong phạm vi quản lý, tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nội dung đảm bảo yêu cầu phòng, chống thiên tai trong quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng quy định tại khoản 1, Điều 11 của Thông tư này.

Xử lý hoặc phối hợp xử lý các hoạt động làm gia tăng nguy cơ rủi ro thiên tai; sự cố, nguy cơ xảy ra sự cố và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai đối với hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng. Trường hợp vượt quá khả năng phải kịp thời báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu giải quyết. Bên cạnh đó, rà soát, đánh giá mức độ an toàn phòng, chống thiên tai và xây dựng phương án bảo vệ hệ thống trực canh, cảnh báo, theo dõi, giám sát thiên tai chuyên dùng, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.

THÁI BÌNH

ĐÁNH GIÁ BÀI VIẾT

Các tin khác