Địa danh
-
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 12)Ô Gia: Sông phát nguyên từ các rừng già phía Tây Bắc tỉnh Quảng Nam, chảy qua huyện Đại Lộc, hợp lưu với sông Thu Bồn từ Quế Sơn đổ xuống tại Giao Thủy, thành sông lớn chảy qua vùng đồng bằng Điện bàn, Duy Xuyên,. Cũng gọi là sông Vu Gia.
-
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 4)Diên Khánh: Huyện trong số 5 huyện thuộc phủ Điện Bàn ở thế kỷ XVIII có 2 tổng, 46 làng, 10 phường, 1 man (Phủ biên tạp lục).
-
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 5)Đá Mái: Đèo dài khoảng 4km, ranh giới giữa hai huyện Duy Xuyên và Quế Sơn. Thời kháng chiến chống Mỹ khi Quảng Nam chia thành hai tỉnh Quảng Tín (ở phía Nam) và Quảng Đà (ở phía Bắc) nơi đây trở thành ranh giới của hai tỉnh.
-
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 3)Cẩm Lệ: Cầu bê tông cốt thép bắc qua sông Cẩm Lệ nằm trên Quốc lộ 1A cũ được Pháp xây dựng năm 1925.
-
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 1)A Sông bắt nguồn từ hướng tây bắc xã Atieng, huyện Hiên (nay thuộc Tây Giang), chảy theo hướng bắc nam, đổ vào sông Bung theo chiều dọc của hai huyện Tây Giang và Đông Giang. Trên đôi bờ của sông A Vương là những buôn làng của người Cơ tu vùng trung và vùng cao cánh phía Nam. Nhà máy thủy điện lớn trên sông này có công suất 210MW đã được khởi công vào quý 3/2003 và được phát điện lên lưới điện quốc gia năm 2008.
-
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 6)Eo gió: Đèo nằm tỉnh lộ 615 Tam Kỳ - Tiên Phước, cách thị xã Tam Kỳ 25 km về phía Tây, bên chân đèo phía Đông là xã Tam Lộc, bên chân đèo phía Tây là xã Tiên Sơn. Nơi đỉnh đèo luôn có gió thổi mạnh, hoặc từ phía đông sang, hoặc từ phía Tây sang tùy theo mùa, do đó mà có tên Eo Gió.
-
Quảng Nam Đà Nẵng qua các địa danh (phần 2)Ba Bến: Ngã ba sông, nơi dòng sông Con đổ vào sông Vu Gia. Tại làng Hà Tân, nơi đây có đò ngang sang đất Đại Hồng. Dân gian quen gọilà đò Ba Bến.