Những mốc son lịch sử
-
Mở thông đường hầm Hải Vân (27-3-2003)
Đường hầm xuyên qua núi Hải Vân được Thủ tướng Phan Văn Khải phát lệnh khởi công xây dựng lúc 10 giờ 25 phút, ngày 27-8-2000 tại phường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Công việc khoan, đào hầm cùng lúc được tiến hành ở hai đầu nam và bắc. Đoạn phía nam do liên doanh Công ty xây dựng Đông Ah (Hàn Quốc) - Tổng công ty Sông Đà (Bộ Xây dựng) đảm nhiệm. Đoạn phía bắc do liên doanh Hazama (Nhật Bản) – Cienco 6 (Bộ Giao thông Vận tải) đảm nhiệm.
-
Về sự ra đời của danh xưng Quảng Nam (1471)Danh xưng Quảng Nam ra đời vào năm 1471 từ sau chiến thắng Trà Bàn của Lê Thánh Tông và tồn tại cho đến ngày nay. Trong hơn 5 thế kỷ, Quảng Nam đã trải qua nhiều thay đổi về tên gọi đơn vị hành chính, về địa giới, và đã diễn ra không ít lần tách ra, nhập vào, rồi lại tách ra, nhập vào…
-
Hội An – Thanh Chiêm, cái nôi ra đời chữ Quốc ngữTrước đây, thời Pháp thuộc, nhằm mục đích đề cao công lao khai hóa của họ về mặt văn hóa đối với Việt Nam, nhiều học giả Pháp viết rằng việc phát minh chữ quốc ngữ theo mẫu tự Latinh là công lao của người Pháp.
-
Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (1885 - 1887)Ngày 23 tháng 5 Ất Dậu (5-7-1885) tiếng súng chống Pháp do Tôn Thất Thuyết khởi xướng nổ ra tại kinh đô Huế và đã bị quân Pháp phản công áp đảo. Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi cùng đoàn tùy tùng rời Huế chạy ra Tân Sở. Tại đây, ngày 13-7-1885, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần vương.
-
Lễ tang cụ Phan Châu TrinhPhan Châu Trinh sinh năm 1872 tại làng Tây Lộc, phủ Tam Kỳ, nay là huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ, Phan nổi tiếng học giỏi, đỗ cử nhân năm 1900, năm sau đỗ phó bảng, được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ ở Huế. Thời gian này, ông có dịp đọc Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch, đọc nhiều sách "Tân thư", nhất là sách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu, chịu ảnh hưởng thuyết cải cách dân chủ. Năm 1905, ông từ quan, đi đây đó khắp nơi, gặp gỡ nhiều trí thức, sang Nhật cùng Phan Bội Châu, vừa để quan sát tận mắt một xã hội trên đà canh tân, vừa tìm một con đường cứu nước phù hợp với xã hội Việt Nam.
-
Trần Cao Vân, Thái Phiên và vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (3-5-1916)Cuộc họp toàn kỳ của Hội Việt Nam Quang phục tại Huế tháng 9-1915 đã ủy thác cho Trần Cao Vân và Thái Phiên liên lạc với vua Duy Tân (1900-1945) bàn về việc tổ chức khởi nghĩa. Trần Cao Vân đã viết thư gợi nỗi nhục mất nước và kích thích lòng yêu nước của nhà vua, sau đó ông và Thái Phiên bí mật hội kiến với vua Duy Tân, và được nhà vua đồng ý tham gia.
-
Phong trào Duy Tân ở Quảng Nam (1905 - 1908)Từ cuối thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đổ xô sang Viễn Đông tìm kiếm thị trường. Đối tượng chính của chúng là Trung Quốc, một nước đông dân nhất, có nhiều tài nguyên. Nhật Bản, một quốc gia phong kiến bắt đầu duy tân theo tư bản chủ nghĩa vào giữa thế kỷ XIX.
-
Ngũ phụng tề phi (1898)Nói đến Quảng Nam, bên cạnh truyền thống đi đầu trong chống ngoại xâm, nhiều người thường nhắc đến truyền thống hiếu học của con người nơi đây. Điều đó có thể chứng minh qua danh sách số người đỗ đạt trong 32 khoa thi hương ở trường thi Thừa Thiên dưới triều Nguyễn (1817 - 1918) được ghi trong sách Quốc triều hương khoa lục. Trong số 911 người đăng khoa, Quảng Nam có 252 người đỗ liên tiếp cả 32 khoa. Về đại khoa, Quảng Nam có 14 tiến sĩ, 24 phó bảng trong tổng số 558 vị của cả nước.
-
Phạm Phú Thứ, tấm gương về lòng cương trực, dũng cảm của người trí thứcPhạm Phú Thứ (1820-1883) quê làng Đông Bàn, huyện Diên Phước, nay thuộc xã Điện Trung, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam, thông minh từ nhỏ, học rộng, tài cao.