Nội dung kiến nghị
Đơn vị
 
510 dòng. Trang 3/17
STT Nội dung kiến nghị Nội dung trả lời Xem Chi tiết
61
Nhiều cử tri bức xúc về nhiều dự án kéo dài nhiều năm không triển khai hoặc thay đổi, hủy … nhưng chưa có quyết định hay công bố chính thức nên nhiều hộ dân rất khó khăn trong việc nâng cấp, sửa chữa nhà, làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Kiến nghị thành phố quan tâm giải quyết
...
Tại Văn bản số: 168/HĐND-VP ngày 12/08/2022
Đã trả lời tại Báo cáo số 359/BC-UBND ngày 29/9/2022
...
Tại Văn bản số:5863 ngày 28/10/2022
62
Hiện nay, trên địa bàn phường Hoà Hiệp Nam có 11 di tích lịch sử cấp thành phố nhưng không có kinh phí để quản lý cũng như thiếu điện chiếu sáng, Đề nghị thành phố quan tâm
...
Tại Văn bản số: 168/HĐND-VP ngày 12/08/2022
Đã trả lời tại Báo cáo số 359/BC-UBND ngày 29/9/2022
...
Tại Văn bản số:5863 ngày 28/10/2022
63
Đề nghị thành phố và ngành liên quan đổi mới việc xét, bình chọn và công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa” nhằm phát huy hiệu quả nếp sống văn hóa, vừa đảm bảo giá trị thật sự của danh hiệu này. Vì, thực tế việc này mang tính tràn lan, cào bằng, không có giá trị khích lệ, động viên
...
Tại Văn bản số: 168/HĐND-VP ngày 12/08/2022
Trong những năm qua, việc triển khai bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng luôn được lãnh đạo thành phố và cử tri quan tâm, Bộ tiêu chí xây dựng các danh hiệu văn hóa của thành phố Đà Nẵng qua từng giai đoạn cũng luôn được điều chỉnh theo hướng nâng cao chất lượng, trong đó có danh hiệu Gia đình văn hóa. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc bình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa đã bộc lộ những hạn chế, ảnh hưởng nhất định đến ý nghĩa, mục tiêu của Phong trào nói chung, danh hiệu “Gia đình văn hóa” nói riêng. Nổi bật là số lượng các danh hiệu văn hóa tăng, phong trào phát triển trên diện rộng nhưng tính thực chất của các danh hiệu đã có những hạn chế, giảm sức hút tham gia của người dân đối với Phong trào.Hiện nay, việc xét danh hiệu Gia đình văn hóa, Tổ dân phố văn hóa thực hiện đồng nhất trên địa bàn cả nước theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP ngày 17/9/2018 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu “Gia đình văn hóa”, “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa”. Bám sát các nội dung của Nghị định, trải qua 04 bước tham mưu cụ thể và chặt chẽ của Sở Văn hóa và Thể thao, ngày 04/5/2019, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1960/QĐ-UBND về ban hành Bộ tiêu chuẩn, bản đăng ký, bảng chấm điểm và quy trình xét, công nhận các danh hiệu văn hóa trong Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Theo đó, các nội dung bình xét hiện nay đã bám sát Nghị định theo hướng: Không đưa những nội dung mà thành phố đã triển khai xong và đương nhiên đạt (Nghị định cho phép điều chỉnh); tuân thủ các quy định mang tính bắt buộc của Nghị định về quy trình, tỷ lệ khen thưởng. Không những tuân thủ, so với Nghị định, thành phố đã xây dựng ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và phù hợp; đặc biệt, là quy định nhiều điểm liệt, nâng cao tiêu chí hơn so với quy định của Trung ương.Vì vậy, về tiêu chí và quy trình bình xét danh hiệu “Gia đình văn hóa” nói riêng, các danh hiệu văn hóa nói chung đã đảm bảo tuân thủ quy định các văn bản quy phạm của Trung ương và thực tế của địa phương đã được nâng cao và chặt chẽ hơn.Trong quá trình triển khai việc bình xét, nguyên nhân việc gia tăng tỷ lệ của các danh hiệu văn hóa không do chỉ do chất lượng tiêu chí mà còn do cách bình xét ở địa bàn dân cư. Quy trình thực hiện bình xét và trách nhiệm đối với danh hiệu đã được phân công tại các văn bản chỉ đạo triển khai Phong trào hàng năm nhưng trách nhiệm triển khai tại khu dân cư không đạt chất lượng như nhau, giảm bước quy trình…. Thực tế cho thấy ở các địa phương, cùng một tiêu chí quy định, nhưng nếu nâng cao vai trò tổ chức, triển khai bình xét, công nhận một cách nghiêm túc thì danh hiệu văn hóa trên địa bàn đó sẽ đảm bảo chất lượng. Vì vậy, việc nâng cao và giám sát công tác bình xét danh hiệu Gia đình văn hóa là giải pháp rất quan trọng trong nâng cao chất lượng. Thời gian tới, thành phố sẽ chú trọng chỉ đạo các ngành, địa phương chịu trách nhiệm và siết chặt trong khâu bình xét, thẩm định các danh hiệu văn hóa để đảm bảo giá trị của danh hiệu, góp phần phát huy hiệu quả xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh của thành phố.
...
Tại Văn bản số:5863 ngày 28/10/2022
64
Phường Hòa Khánh Bắc có dân số khá đông, con em trong độ tuổi đi học rất lớn nhưng các trường học trên địa bàn đều đã quá tải. Vừa qua được sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên có bố trí và công bố quy hoạch để dành quỹ đất để xây dựng trường học. Đề nghị thành phố sớm đầu tư kinh phí để sớm triển khai dự án, giảm tải cho các trường học
...
Tại Văn bản số: 168/HĐND-VP ngày 12/08/2022
Đã trả lời tại Báo cáo số 359/BC-UBND ngày 29/9/2022
...
Tại Văn bản số:5863 ngày 28/10/2022
65
Đình làng thôn Dương Lâm, xã Hòa Phong hiện nay đã và đang xuống cấp. Đề nghị thành phố quan tâm sớm đầu tư nâng cấp
...
Tại Văn bản số: 168/HĐND-VP ngày 12/08/2022
Đã trả lời tại Công văn số 2493/UBND-VP ngày 03/10/2022
...
Tại Văn bản số:5863 ngày 28/10/2022
66
Đường Nguyễn Tất Thành nối dài đoạn qua xã Hòa Liên là tuyến đường huyết mạch của xã, lưu lượng xe rất đông, con lươn của tuyến đường này bị cây cỏ mọc um tùm. Đề nghị thành phố nên trang trí cây xanh trên tuyến đường này hoặc dọn sạch để đảm bảo mỹ quan cho tuyến đường
...
Tại Văn bản số: 168/HĐND-VP ngày 12/08/2022
Tuyến đường Nguyễn Tất Thành nối dài UBND thành phố giao Ban QL các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên làm Chủ đầu tư, công trình đã tổ chức nghiệm thu thông xe đưa vào sử dụng vào ngày 29/3/2018. Theo thiết kế cây xanh hai bên vỉa hè sẽ được trồng bằng cây Muồng tím và cây Lim Xẹt, riêng dải phân cách giữa đến nay thành phố chưa xem xét đầu tư trồng cây xanh. Hiện nay Nhà thầu đang tổ chức triển khai sửa chữa các hạng mục trên công trình để bàn giao cho đơn vị quản lý sử dụng, đã dọn dẹp cỏ rác trên dải phân cách tạo mỹ quan cho tuyến đường.
...
Tại Văn bản số:5863 ngày 28/10/2022
67
Đợt tuyển sinh THPT vừa qua, số lượng học sinh các xã phía Tây Bắc huyện Hòa Vang thi không đậu rất đông. Đề nghị thành phố nghiên cứu mở các trung tâm đào tạo nghề hoặc mở lại Trung tâm Giáo dục thường xuyên, để các em vừa qua thi không đậu được tiếp tục học thêm ở nơi thuận lợi hơn
...
Tại Văn bản số: 168/HĐND-VP ngày 12/08/2022
1. Đào tạo giáo dục nghề nghiệp: a) Về các cơ sở giáo dục nghề nghiệp: Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 67 cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Cụ thể: có 18 trường cao đẳng, 06 trường trung cấp, 12 trung tâm giáo dục nghề nghiệp và 31 cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp. Trong đó, có 01 trung tâm giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn huyện Hòa Vang. Theo đó, học sinh có nhu cầu học nghề có thể liên hệ các đơn vị có chức năng dạy nghề nêu trên để học các ngành nghề có trình độ đào tạo từ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. Ngoài ra, theo Kế hoạch số 2971/KH-UBND ngày 08/7/2019 của UBND thành phố Đà Nẵng về phát triển giáo dục nghề nghiệp thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; thì đến năm 2025 sẽ tăng thêm 02 cơ sở, đến năm 2030 tăng thêm 04 cơ sở. b) Về các chính sách hỗ trợ: - Chính sách của Trung ương: Tại khoản 17 Điều 15, Mục 1, Chương IV Nghị định số 81/2021/NĐ-CP ngày 27/8/2021 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo quy định đối tượng được miễn học phí: “Người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp”. Theo đó, người tốt nghiệp trung học cơ sở học tiếp lên trình độ trung cấp sẽ được miễn học phí. Chính sách của thành phố: Thời gian qua, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND ngày 10/10/2016 về việc quy định chính sách hỗ trợ học nghề đối với lao động thuộc diện chính sách, xã hội trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, trong đó có quy định đối tượng lao động nông thôn thuộc huyện Hòa Vang. Theo đó đối tượng là lao động thuộc diện chính sách, xã hội (bao gồm lao động nông thôn thuộc huyện Hòa Vang) trên địa bàn thành phố quy định tại Quyết định số 31/2016/QĐ-UBND được hỗ trợ học nghề.
...
Tại Văn bản số:5863 ngày 28/10/2022
68
Cử tri phản ánh, với những khó khăn nhất định ở một xã miền núi, địa bàn rộng, dân cư rải rác như xã Hoà Bắc, huyện Hòa Vang thì chế độ hỗ trợ phụ cấp ưu đãi cho giáo viên các cấp hiện nay vẫn chưa tạo nguồn động lực để thu hút đội ngũ giáo viên, nhân viên và người lao động được yên tâm cống hiến lâu dài tại xã. Đồng thời, đội ngũ giáo viên từ nơi khác đến công tác chiếm hơn 50% tổng số giáo viên tại các trường và có thâm niên gần 20 năm công tác trong ngành giáo dục tại xã Hòa Bắc lại không được hưởng phụ cấp thâm niên hay hỗ trợ từ ngân sách cấp trên. Do đó, để công tác giáo dục tại xã Hòa Bắc được ổn định, đội ngũ giáo viên, nhân viên và người lao động ngành giáo dục đào tạo an tâm công tác; cử tri kiến nghị Ủy ban nhân dân thành phố xem xét có chế độ thu hút, đãi ngộ phù hợp cho giáo viên, nhân viên và người lao động từ nơi khác đến công tác và những người đang công tác, cống hiến lâu dài tại xã. (Cử tri Trương Thị Hiền, thôn Nam Yên, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Thực hiện Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2016-2020, thành phố Đà Nẵng không còn xã thuộc vùng miền núi. Tuy nhiên, xã Hoà Bắc là vùng xa xôi hẻo lánh nhất của huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng; đường đến trường xa xôi, đi lại rất khó khăn, đa phần giáo viên đều từ nơi khác đến công tác. Trước tình hình đó Ủy ban nhân dân huyện Hòa Vang đã tham mưu cho các cấp lãnh đạo cũng như Sở Giáo dục kiến nghị với cấp trên xem xét ban hành chính sách miền núi đối với địa bàn xã Hòa Bắc. Vào ngày 04 tháng 6 năm 2021 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 861/QĐ-TTg Phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, trong đó xã Hòa Bắc thuộc huyện Hòa Vang được công nhận xã khu vực I, theo đó chế độ phụ cấp ưu đãi của giáo viên các trường cũng được hưởng chính sách của miền núi theo Quyết định số 244/2005/QĐ-TTg ngày 06/10/2005của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể: bậc học mầm non và tiểu học hưởng phụ cấp ưu đãi 50%, bậc THCS hưởng 35%. Các mức phụ cấp ưu đãi quy định này được tính trên mức lương theo ngạch bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); Đồng thời theo Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV- BLĐTBXH-TC-UBDT ngày 05/01/2005 của liên Bộ, nhà giáo công tác trên địa bàn xã Hòa Bắc được hưởng phụ cấp khu vực bằng 0,2 so với mức lương tối thiểu chung. Ngoài ra, thực hiện Nghị định số 77/2021/NĐ-CP ngày 01/8/2021 Quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo, thì cán bộ quản lý và giáo viên đã được hưởng phụ cấp thâm niên nghề đúng theo văn bản quy định Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2021 của Chính phủ, xã Hòa Bắc thuộc xã khu vực I không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm theo Khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2019/NĐ-CP ngày 08/10/2019 của Chính Phủ. Như vậy, đối với nhà giáo trên địa bàn xã Hòa Bắc đã được hưởng đầy đủ các chế độ chính sách của xã miền núi theo đúng quy định
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
69
Cử tri đề nghị, thành phố thông tin cụ thể cho nhân dân được biết các định hướng, chủ trương, kế hoạch phát triển của thành phố trong thời gian đến. (Cử tri Nguyễn Vĩnh, phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Nội dung về định hướng, chủ trương, kế hoạch phát triển của thành phố trong thời gian đến được cử tri quan tâm ở thời điểm thành phố đang lập, trình cấp thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đối với nội dung này, đã được đăng tải công khai trên trang web của UBND thành phố tại địa chỉ: https://www.danang.gov.vn/web/guest/chinh-quyen/chi-tiet?id=48297&_c=100000006 và Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa chỉ: https://dpi.danang.gov.vn/web/guest/
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
70
Cử tri kiến nghị, thành phố cần thông tin rõ việc đầu tư cho ngành văn hóa trong thời gian qua và kế hoạch phát triển trong thời gian đến như thế nào? Đồng thời, quan tâm đầu tư phục dựng nguyên trạng Thành Điện Hải để tri ân lịch sử và giáo dục thế hệ mai sau. (Cử tri Nguyễn Đức Quang, phường Thanh Bình, quận Hải Châu)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
a) Thời gian qua, thành phố đã dành sự quan tâm đối với sự nghiệp phát triển văn hóa và thể thao, ngành đã có nhiều cố gắng thực hiện nhiệm vụ phát triển đời sống văn hóa thể thao, xây dựng nếp sống văn hóa văn minh đô thị, thu hút du khách và các nhà đầu tư, góp phần xây dựng hình ảnh thành phố. Công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa-lịch sử trên địa bàn thành phố đi vào nề nếp. Ngành đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của thành phố và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, học tập, giải trí cho nhân dân. Hoạt động văn hóa nghệ thuật ở thành phố phát triển lành mạnh, đúng hướng, hạn chế tối đa hiện tượng phản cảm, tiêu cực về lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, thời trang, quảng cáo…thành phố dần trở thành điểm đến sự kiện và lễ hội hấp dẫn trong cả nước. Phần lớn các sự kiện được tổ chức theo hình thức xã hội hóa, huy động kinh phí, nguồn lực từ các doanh nghiệp trong và ngoài thành phố, góp phần xây dựng thành phố sáng, xanh, sạch, đẹp hơn, văn minh đô thị.Phong trào rèn luyện thân thể, chú trọng đào tạo vận động viên thành tích cao phát triển sâu rộng. Thể thao quần chúng phát triển rộng khắp với nhiều Câu lạc bộ, Hội, Liên đoàn thể thao, tiêu biểu là thể dục dưỡng sinh, bóng bàn, cầu lông, quần vợt, điền kinh, bơi lội…Việc huấn luyện môn bơi cho học sinh các cấp được tổ chức đều khắp ở các trường học. Thể thao thành tích cao luôn đạt kết quả tốt hàng năm, xếp vào nhóm 5 tỉnh/thành/ngành trong các kỳ đại hội thể thao toàn quốc.Trong thời gian qua, lãnh đạo thành phố và các ngành, địa phương cùng các doanh nghiệp đã hết sức quan tâm đến công tác quy hoạch sử dụng đất, đầu tư xây dựng và các điều kiện để phát huy hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao, giải trí trên địa bàn thành phố. Hệ thống thiết chế thành phố, quận, huyện, phường, xã từng bước được quy hoạch, nâng cấp, đầu tư, xây dựng; kinh phí hoạt động, bộ máy tổ chức và hoạt động nghiệp vụ cũng được các ngành liên quan hướng dẫn cụ thể. Hoạt động của các thiết chế từng bước được cải thiện, ngày càng thu hút được người dân, du khách đến vui chơi, tập luyện, tham quan. Đặc biệt là các công trình, dự án lớn từng bước được đầu tư kể cả nguồn vốn ngân sách và vốn xã hội đã góp phần to lớn vào sự phát triển chung của thành phố.Tuy nhiên, thời gian gần đây do bị ảnh hưởng tình hình dịch bệnh Covid-19, ngân sách nhà nước đầu tư cho hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao hạn hẹp hơn, cơ chế liên doanh, góp vốn xã hội hóa, liên kết tổ chức hoạt động theo Luật Quản lý, sử dụng tài sản công còn nhiều vướng mắc làm hạn chế phát huy cơ sở vật chất tổ chức hoạt động. Trong thời gian đến, ngành văn hóa và thể thao sẽ tham mưu UBND thành phố quan tâm chỉ đạo, ưu tiên đầu tư cho văn hóa và thể thao, phấn đấu đạt được mục tiêu:- Xây dựng con người Đà Nẵng phát triển toàn diện về tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, tuân thủ pháp luật, có ý thức cộng đồng, đoàn kết, lòng nhân ái, trung thực, khoan dung, trọng nghĩa tình và có nếp sống văn hóa – văn minh đô thị. Phấn đấu 100% thiết chế văn hóa, thể thao các cấp được đầu tư hoàn thiện, đạt chuẩn và hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần của người dân và du khách; đẩy mạnh công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của thành phố.- Giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam với những giá trị cốt lõi: Ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh. - Xây dựng sự nghiệp TDTT thành phố ngày càng phát triển và đa dạng, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, đồng thời góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực cho toàn dân. Phát triển TTTTC ngày càng chất lượng, hiệu quả, lấy các Đại hội Thể dục thể thao quốc tế, khu vực và toàn quốc làm tiêu chí để phân đấu. b) Về Dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải (giai đoạn 2): Dự án được Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 291/NQ-HĐND ngày 13/3/2020 với tổng mức đầu tư là 84.314.060.000 đồng. UBND thành phố có Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 4/5/2022 phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình. Hiện tại, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp Đà Nẵng đang triển khai lập hồ sơ thiết kế, bản vẽ thi công và dự toán, dự kiến, công trình sẽ khởi công vào tháng 01 năm 2023 và hoàn thành vào tháng 6 năm 2024. Theo Quyết định số 1202/QĐ-UBND ngày 04/5/2022, Dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Thành Điện Hải (giai đoạn 2) sẽ phục dựng các hạng mục: kỳ đài, nhà để súng, cổng thành phía Đông trên cơ sở tư liệu khoa học, đồng thời, bổ sung các hạng mục Miếu thờ, Nhà trưng bày, Nhà nghỉ chân, tôn tạo hệ thống sân vườn cây xanh đường đi biển báo hướng dẫn để phát huy giá trị di tích...Dự án khi hoàn thành sẽ tạo nên một không gian lịch sử, không gian trưng bày nhằm giáo dục thế hệ trẻ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa của nhân dân và khách tham quan du lịch.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
71
Cử tri phản ánh, hiện nay tình trạng các dự án quy hoạch treo rất nhiều, gây khó khăn cho người dân. Cử tri đề nghị thành phố cần rà soát, xem xét các dự án chậm đầu tư, dự án treo kéo dài, gây khó khăn cho nhân dân và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội thì cần quy hoạch lại hoặc hủy bỏ để đảm bảo ổn định đời sống người dân. (Cử tri Nguyễn Thanh Tương, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
a) Nguyên nhân vấn đề - Tình trạng lập quy hoạch chi tiết tràn lan, nhưng chưa đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội, chưa xác định cụ thể quy mô đầu tư, nguồn vốn, khả năng cân đối vốn, thời gian thực hiện,… (chưa thực hiện chủ trương đầu tư theo quy định) là “gốc” của vấn đề quy hoạch treo, chậm triển khai, gây bức xúc trong nhân dân. Dẫn đến việc hàng năm phải tiến hành rà soát, hủy quy hoạch hàng loạt, gây lãng phí nguồn lực xã hội, ảnh hưởng quyền lợi người dân; - Vấn đề trên, Sở Xây dựng đã báo cáo tại Công văn số 6650/SXD-QHKT&PTĐT ngày 25/8/2021. UBND thành phố đã có chủ trương chấn chỉnh, chấm dứt việc lập quy hoạch chi tiết dự án trước khi quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư dự án tại Công văn số 6797/UBND-ĐTĐT ngày 07/10/2021 và Thông báo số 527/TB-VP ngày 27/9/2021. b) Hạn chế, giải pháp - Hiện nay, vẫn còn tình trạng một số Sở ban ngành, UBND các quận, huyện, Ban quản lý dự án thuộc UBND thành phố vẫn tiếp tục đề xuất/hướng dẫn, yêu cầu nhà đầu tư thực hiện lập quy hoạch chi tiết trước chủ trương đầu tư theo quy định; - Sở Xây dựng kính đề nghị UBND thành phố yêu cầu các đơn vị nghiêm túc thực hiện chủ trương tại Thông báo số 527/TB-VP ngày 27/9/2021 nêu trên, tuân thủ trình tự thực hiện đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị dự án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 4 Nghị định số 15/2021/NĐ-CP. c) Nhiệm vụ trong thời gian đến - Văn phòng Chính phủ có Công văn 4358/VPCP-CN ngày 13/07/2022 về khắc phục tình trạng “quy hoạch treo” và “dự án treo”, trong đó có nội dung: “Rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc huỷ bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi. Rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi đối với những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng dự án treo”; - Hiện nay, quy hoạch chi tiết đã thực hiện phân cấp về UBND các quận, huyện theo thẩm quyền. Do vậy, các trường hợp còn lại, khoảng 484 đồ án tiếp tục/điều chỉnh tiếp tục triển khai (bên cạnh khoảng 542 đồ án đã hoàn thành), các quận huyện tiếp tục theo dõi, rà soát và phân loại xử lý trong đó tập trung các nhóm dự án: (1) Có quy hoạch chi tiết nhưng chưa có chủ trương đầu tư Các đồ án này một phần trước đây do các nhà đầu tư quan tâm tổ chức lập; một phần do UBND thành phố giao các ngành, ban quản lý dự án, UBND quận huyện tổ chức lập. Đề nghị UBND các quận huyện căn cứ thẩm quyền, phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện các thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, tiếp tục thực hiện việc rà soát theo quy định, quyết định việc điều chỉnh/huỷ bỏ quy hoạch đối với các đồ án nêu trên. (2) Dự án đã có quy hoạch chi tiết, trong quá trình triển khai vướng giải toả đền bù. Việc xử lý các vướng mắc giải tỏa đền bù kéo dài, lấy ý kiến nhiều lần. Để sớm giải quyết vướng mắc, hiện nay, UBND các quận huyện căn cứ thẩm quyền, định kỳ (theo tháng) tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét chỉ đạo xử lý. - Vừa qua, Sở Xây dựng đã báo cáo, tham mưu UBND thành phố chỉ đạo UBND các quận, huyện tại Công văn số 5817/SXD-QHKT&PTĐT ngày 12/8/2022 về việc rà soát quy hoạch chi tiết trên địa bàn thành phố. d) Về chính sách cho các hộ dân trong vùng dự án treo - Ngày 29/6/2020, UBND TP đã ban hành Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND về việc bãi bỏ Quyết định số 19/2006/QĐ-UBND ngày 10/3/2006 Quy định về quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. - Đối với việc sửa chữa, xây dựng nhà trong khu vực quy hoạch chậm triển khai, Sở Xây dựng đã tham mưu UBND thành phố ban hành Quyết định số 24/2020/QĐ-UBND ngày 10/8/2020 Quy định cấp phép xây dựng có thời hạn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch chậm triển khai, theo đó quy định về cấp phép xây dựng có thời hạn thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng hoặc quy hoạch chi tiết được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. - Đồng thời, ngày 03/9/2020, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 31/2020/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số quy định quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, theo đó quy định diện tích đất ở tối thiểu được phép tách thửa đối với khu vực đã có quy hoạch tỷ lệ từ 1/2.000 đến 1/500 để thực hiện dự án nhưng chưa có kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, chưa có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất (trừ dự án quy hoạch nâng cấp mở rộng đường, kiệt, hẻm). - Căn cứ vào các văn bản nêu trên, UBND các quận, huyện có trách nhiệm công bố và hướng dẫn người dân để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong vùng quy hoạch chậm triển khai.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
72
Cử tri phản ánh, xã Hoà Bắc, huyện Hòa Vang là xã thuộc vùng đồng bào dân tộc và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ; do đó, cần phải tạo điều kiện cho con em trên địa bàn được hưởng các chính sách ưu tiên trong học tập. Theo đó, cử tri kiến nghị thành phố quan tâm xem xét để thực hiện chế độ cộng 2 điểm ưu tiên cho các em học sinh trên toàn địa bàn xã Hoà Bắc và xét tuyển thẳng vào lớp 10 đối với học sinh người dân tộc Cơ-tu. Đồng thời, đề nghị có chế độ chính sách hỗ trợ kinh phí học nghề cho những đối tượng không theo học lớp 10 để giảm bớt một phần gánh nặng về kinh tế cho gia đình, góp phần hạn chế các em sa ngã vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật. (Cử tri Nguyễn Thị Hồng Luyến, thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc và cử tri Yarang Nguyệt - Thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Hiện nay, công tác tuyển sinh vào lớp 10 THPT được thực hiện theo Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014, Thông tư số 18/2014/TT-BGDĐT ngày 26/5/2014 và Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong đó, tại khoản mục c khoản 2 Điều 7, Thông tư số 11/2014/TT-BGDĐT ngày 18/4/2014 của Bộ GDĐT quy định: Học sinh có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số; hoặc học sinh là người dân tộc thiểu số được cộng 1,0 điểm ưu tiên khi tuyển sinh. Như vậy, học sinh là người dân tộc thiểu số trên địa bàn thành phố hiện nay đang được thực hiện chính sách ưu tiên cộng 1 điểm trong tuyển sinh vào lớp 10 THPT theo quy định. Bên cạnh đó, đối với các em học sinh dân tộc Cơ tu có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo được UBND huyện Hòa Vang chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí trực tiếp cho cha mẹ hoặc người giám hộ của sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trên địa bàn.Hằng năm, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các em sinh viên dân tộc Cơ tu còn được tạo điều kiện vay vốn theo chính sách quy định theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 853/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên với mức vốn vay tối đa là 11.000.000 đồng/năm/sinh viên với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ chi trả cho việc học tập của các em.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
73
Cử tri kiến nghị, thành phố cần quan tâm, có chính sách hỗ trợ việc làm cho con em đồng bào dân tộc Cơ-tu trên địa bàn huyện Hòa Vang sau khi tốt nghiệp các trường trung cấp, cao đẳng, đại học. (Cử tri Nguyễn Thị Hồng Luyến, thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc và cử tri Yarang Nguyệt - Thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Năm 2020 thành phố Đà Nẵng đã trải qua 2 đợt bùng phát dịch COVID-19, ảnh hưởng rất nặng nề về đời sống xã hội và nền kinh tế của thành phố; năm 2021, dịch bệnh COVID-19 tiếp tục bùng phát, làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp (DN) tiếp tục bị ảnh hưởng. Thực hiện chủ trương vừa phòng chống dịch vừa duy trì phát triển sản xuất; bên cạnh công tác xây dựng và phát triển chính sách hỗ trợ người dân, người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, việc xây dựng các chính sách hỗ trợ phát triển thị trường lao động, hỗ trợ tạo việc làm đã được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quan tâm, với việc tham mưu ban hành nhiều chính sách, cơ chế được triển khai, để phát triển thị trường lao động, tạo việc làm cho người lao động, như: - Tham mưu UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 131/KH-UBND ngày 15/7/2021 về thực hiện chương trình “có việc làm” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021-2025 trong đó tập trung hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp đề ra trong Kế hoạch thực hiện Chương trình "Có việc làm" của thành phố; triển khai các nội dung của Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày 23/10/2020 của UBND thành phố về phê duyệt Đề án “Dự báo nguồn nhân lực và thông tin thị trường lao động” trên địa bàn thành phố, trong đó tập trung triển khai thực hiện việc đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kết nối cung - cầu lao động; đưa vào sử dụng phần mềm kết nối giải quyết việc làm, kịp thời phân tích, đánh giá cơ sở dữ liệu cung - cầu lao động, dự báo nguồn nhân lực cung ứng cho thị trường lao động trước mắt và lâu dài; - Xây dựng Kế hoạch và triển khai thực hiện việc nắm bắt thông tin về tình hình tuyển dụng, nhu cầu sử dụng lao động tại các doanh nghiệp (quy mô từ 100 lao động trở lên), với các thông tin cơ bản về quy mô hoạt động và nhu cầu về lao động (số lượng, trình độ) theo từng quy mô, thời gian, khả năng thiếu hụt lao động của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh để cung cấp cho người lao động được biết…; Để tạo điều kiện cho người lao động nói chung và lao động là người dân tộc Cơ-Tu thuộc các Xã của huyện Hòa Vang nói riêng, Trung tâm Dịch vụ việc làm thành phố định kỳ tổ chức các phiên giao dịch việc làm vào thứ 6 hàng tuần tại 03 địa điểm (278 Âu Cơ, quận Liên Chiểu; 19 Phan Châu Trinh, quận Hải Châu và 657 Trường Chinh, quận Cẩm Lệ), ngoài ra từ đầu năm 2022 đến nay đã tổ chức 02 phiên giao dịch việc làm di động tại quận Cẩm Lệ và Trường Đại học Kinh tế. Sắp đến, ngày 23/9/2022 sẽ tiếp tục tổ chức ngày hội việc làm sinh viên tại Trường Đại học Bách khoa- Đại học Đà Nẵng, do đó người lao động có rất nhiều cơ hội để tìm kiếm việc làm phù hợp theo khả năng và trình độ của mình.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
74
Cử tri phản ánh, theo quy định tại Nghị định số 57/2017/NĐ-CP ngày 09/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách ưu tiên tuyển sinh và hỗ trợ học tập đối với trẻ mẫu giáo, học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số rất ít người thì xã Hoà Bắc, huyện Hòa Vang là vùng I thuộc vùng đồng bào dân tộc và miền núi, không thuộc đối tượng được điều chỉnh của Nghị định này. Tuy nhiên, với đặc thù xã Hoà Bắc còn rất nhiều khó khăn, số lượng học sinh, sinh viên hiện đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học trên địa bàn xã là rất ít. Do đó, cử tri kiến nghị, thành phố nghiên cứu có cơ chế đặc thù riêng hỗ trợ chi phí học tập cho các em học sinh, sinh viên người đồng bào dân tộc Cơ-tu trên địa bàn xã Hoà Bắc đang theo học tại các trường cao đẳng, đại học. (Cử tri Nguyễn Thị Hồng Luyến, thôn Tà Lang, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo quy định về đối tượng được miễn giảm học phí phải là: - Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người (thuộc các dân tộc Cống, Mảng, Pu Pép, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Mắm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ) ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định hiện hành của cơ quan có thẩm quyền. - Sinh viên học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, các em sinh viên dân tộc Cơ tu phải thuộc diện hộ nghèo và hộ cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì sẽ được hưởng chính sách miễn giảm hỗ trợ học phí khi tham gia học tập. Trong những năm qua, đối với các em đồng bào dân tộc Cơ tu trúng tuyển vào các trường trên toàn quốc luôn nhận được sự quan tâm động viên; hằng năm sau khi có kết quả tuyển sinh đại học; UBND huyện Hòa Vang đã có chế độ động viên, tuyên dương khen thưởng đối với các em học sinh dân tộc người Cơ tu trúng tuyển vào các trường đại học công lập chính quy trên toàn quốc bằng hiện vật (1 triệu đồng/em) và tổ chức gặp mặt (cấp huyện/cấp xã) trao đổi động viên cho các em phấn đấu học tập. Bên cạnh đó, đối với các em học sinh dân tộc Cơ tu có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo được UBND huyện Hòa Vang chi trả, quyết toán kinh phí miễn, giảm học phí trực tiếp cho cha mẹ hoặc người giám hộ của sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học trên địa bàn. Hằng năm, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội huyện, các em sinh viên dân tộc Cơ tu còn được tạo điều kiện vay vốn theo chính sách quy định theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 853/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh, sinh viên với mức vốn vay tối đa là 11.000.000 đồng/năm/sinh viên với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ chi trả cho việc học tập của các em. Ngoài ra, đối với các em học sinh, sinh viên người đồng bào dân tộc Cơ tu sau khi tốt nghiệp vẫn được xem xét, tạo điều kiện ưu tiên trong việc thi tuyển, tuyển dụng và bố trí, bổ nhiệm trong các cơ quan, đơn vị tại địa phương.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
75
Cử tri phản ánh, hiện nay thành phố còn nhiều lô đất trống nằm ở các vị trí trung tâm thành phố nhưng chậm triển khai đầu tư xây dựng dự án, điển hình như các dự án tại 3 khu đất đường Hùng Vương... Cử tri kiến nghị thành phố cần có giải pháp xử lý, sớm triển khai thực hiện các dự án này và đưa vào hoạt động nhằm đảm bảo mỹ quan đô thị, tránh lãng phí nguồn lực đất đai, góp phần tạo nguồn thu ngân sách cho địa phương. (Cử tri Lê Đức Chiểu, tổ 06, phường Khuê Trung, quận Cẩm Lệ)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
1) Dự án: Đà Nẵng Center - Công ty Cổ phần Địa ốc Vũ Châu Long: Sở Xây dựng đã tham mưu UBND thành phố và Ban cán sự đảng UBND thành phố đã có Báo cáo số 240-BC/BCSĐ ngày 15/6/2020 xin ý kiến Thường trực Thành ủy và Thường trực HĐND thành phố về chủ trương tạm dừng quy hoạch khu đất phía Tây nhà hát Trưng Vương làm bãi đỗ xe kết hợp công viên công cộng và đề nghị Chủ đầu tư tiếp tục triển khai dự án. Hiện nay theo Điều chỉnh quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 359/QĐ-TTg ngày 15/3/2021, vị trí dự án Vũ Châu Long quy hoạch “đất sử dụng hỗn hợp”, Sở Xây dựng kiến nghị UBND thành phố báo cáo xin ý kiến TTTU cho phép triển khai dự án Vũ Châu Long theo quy hoạch chung được duyệt. Sau khi có ý kiến thống nhất của Thường trực Thành ủy, UBND thành phố sẽ giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, làm việc với Chủ đầu tư để thống nhất kế hoạch triển khai dự án. 2. Khu đất 84 Hùng Vương, phường Hải Châu 1, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng Hiện nay, Công ty TNHH MTV Đầu tư Kinh Bắc - Đà Nẵng đã nộp hồ sơ cấp chấp thuận chủ trương đầu tư cho Trung tâm thương mại, Văn phòng, Khách sạn, Căn hộ cao cấp Diamond Square theo quy định tại Luật Đầu tư năm 2020 theo quy hoạch mới tại Quyết định số 4442/QĐ-UBND ngày 18/11/2020 của UBND thành phố phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tỷ lệ 1/500 dự án tại. Theo quy định của Luật Đầu tư năm 2020 (có hiệu lực ngày 01/01/2021), Luật Nhà ở 2014 và Nghị định số 30/2021/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 26/3/2021) của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở thì Nhà đầu tư phải có quyền sử dụng đất ở hợp pháp (toàn bộ hoặc một phần diện tích) thì mới được xem xét thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại. Đây là vướng mắc nhiều địa phương gặp phải trong quá trình thi hành Luật Đầu tư năm 2020 và các Nghị định có liên quan, UBND thành phố đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Kế hoạch và Đầu tư để hướng dẫn thành phố tháo gỡ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có hướng dẫn xử lý cụ thể nội dung này. 3. Dự án Khu phức hợp cao cấp thương mại, văn phòng, khách sạn và chung cư cao cấp Golden Square - Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á. Ngày 14/6/2019, Công ty Cổ phần Địa ốc Đông Á có Công văn số 024/CV-ĐOĐA về việc đề nghị chuyển nhượng toàn bộ dự án “Khu phức hợp Trung tâm Thương mại dịch vụ, khách sạn và căn hộ Golden Square”. Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và Sở Xây dựng làm việc với Công ty Cổ phần Địa Ốc Đông Á và đề nghị Công ty khẩn trương thực hiện việc chấm dứt hoạt động dự án, chuyển nhượng đất và tài sản trên đất sang Nhà đầu tư mới theo quy định tại Nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ, thực hiện thủ tục cấp mới chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư (tương tự dự án tại Khu đất 84 Hùng Vương) để tiếp tục triển khai dự án (Thông báo số 368/TB-VP ngày 20/12/2019 của Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND thành phố). Hiện nay, Công ty Cổ phần Địa Ốc Đông Á đang chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện thủ tục chấm dứt hoạt động dự án để làm cơ sở triển khai các thủ tục tiếp theo tương tự trường hợp dự án tại Khu đất 84 Hùng Vương nêu trên.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
76
Cử tri cho rằng, việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài nhằm đáp ứng cho sự phát triển của thành phố. Do đó, cử tri kiến nghị thành phố cần quan tâm hơn nữa trong việc đầu tư và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt trong các ngành, lĩnh vực trọng tâm phát triển của thành phố. (Cử tri Trần Đức Hiếu, tổ 18, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là nhiệm vụ quan trọng và xuyên suốt quá trình phát triển của thành phố Đà Nẵng; được quan tâm chỉ đạo từ đầu năm 1998 - ngay sau khi Đà Nẵng trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Từ đó đến nay, theo từng giai đoạn, thành phố đã có những điều chỉnh về chính sách cho phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và nhu cầu nhân lực của thành phố. Thành ủy, UBND thành phố đã tổng kết, rút ra nhiều kinh nghiệm trong công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Vừa qua, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn công tác cán bộ và các định hướng xây dựng, phát triển thành phố Đà Nẵng theo tinh thần Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Đà Nẵng lần thứ XXII nhiệm kỳ 2020-2025, theo kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố về việc thống nhất chủ trương ban hành Đề án, UBND thành phố Đà Nẵng đã ban hành Đề án số 3919/ĐA-UBND ngày 19/7/2022 về “Đào tạo, bồi dưỡng, tạo nguồn cán bộ và thu hút, trọng dụng người có tài năng để phát triển nhân lực khu vực công đến năm 2030”. Đề án tập trung hai nội dung chính là: (1) đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý điều hành cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và (2) đổi mới cách thức thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, kết hợp với triển khai các cơ chế, chính sách trọng dụng người có tài năng đang công tác trong khu vực công. Về phạm vi, Đề án xác định trong giai đoạn đến cần tập trung vào hai lĩnh vực quan trọng là y tế, giáo dục và các lĩnh vực động lực, mũi nhọn của thành phố theo Nghị quyết số 43-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 như: du lịch và dịch vụ chất lượng cao gắn với bất động sản nghỉ dưỡng; cảng biển, hàng không gắn với dịch vụ logistics; công nghiệp công nghệ cao gắn với xây dựng đô thị sáng tạo, khởi nghiệp; công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông gắn với nền kinh tế số; sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao và ngư nghiệp. Liên quan đến công tác phát triển nguồn nhân lực cho khu vực tư, hiện nay Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cũng đang nghiên cứu, tham mưu xây dựng Đề án Phát triển nguồn nhân lực cho khu vực tư tại một số ngành, lĩnh vực mũi nhọn của thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đề án sẽ được Thành ủy, UBND thành phố cho ý kiến vào cuối năm 2022. Các Đề án được ban hành sẽ là cơ sở phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
77
Cử tri kiến nghị, thành phố cần có các chính sách, giải pháp mạnh mẽ hơn để sớm đưa ngành du lịch phục hồi, ổn định và phát triển. (Cử tri Trần Cương Quyết, tổ 45, phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Sau hơn hai năm ứng phó với đại dịch COVID-19, đến nay, Việt Nam cơ bản đã kiểm soát được dịch bệnh và từng bước chuyển sang giai đoạn bình thường mới. Đặc biệt, quyết định mở cửa trở lại du lịch quốc tế với các biện pháp mở cửa mạnh mẽ được triển khai từ ngày 15/3/2022 là đòn bẩy quan trọng giúp khôi phục hoạt động du lịch của Việt Nam nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Trong thời gian qua, các hoạt động trong lĩnh vực du lịch tại Đà Nẵng được khôi phục mạnh mẽ, thành phố đã triển khai đồng loạt các hoạt động sự kiện trong Lễ hội Tận hưởng mùa hè Đà Nẵng 2022, Đại nhạc hội Take me to the Sun, Carnival đường phố, Ngày hội khinh khí cầu, Diễn đàn phát triển đường bay Châu Á – Routes Asia 2022; triển khai thí điểm các hoạt động, dịch vụ du lịch tại Phố du lịch An Thượng và Bãi biển đêm Mỹ An, thu hút được đông đảo người dân và du khách tham gia trải nghiệm; triển khai thực hiện chính sách thu hút các đoàn khách MICE đến thành phố; đón các đường bay quốc tế đầu tiên từ Singapore, Thái Lan và Hàn Quốc; tổ chức đón các đoàn famtrip, presstrip từ Hàn Quốc, Thái Lan, Malaysia, Ấn Độ…; giới thiệu du lịch Đà Nẵng tại Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ; chuẩn bị tổ chức giải Golf Phát triển châu Á tại Đà Nẵng và Lễ hội Du lịch Golf Đà Nẵng 2022, Hội chợ Du lịch quốc tế VITM Đà Nẵng 2022. Trong 7 tháng đầu năm 2022, số lượt khách cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt 1,8 triệu lượt, tăng 83% so với cùng kỳ 2021, trong đó khách quốc tế ước đạt 127 nghìn lượt, tăng 44,3%; khách nội địa ước đạt 1,7 triệu lượt, tăng 86,6%; doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt 3.686 tỷ đồng, tăng 106% so với cùng kỳ năm 2021, doanh thu lữ hành và các hoạt động hỗ trợ du lịch ước đạt 1.088 tỷ đồng, tăng 236,5%...Với những nỗ lực triển khai các giải pháp khôi phục hoạt động du lịch, điểm đến Đà Nẵng tiếp tục được vinh danh với các giải thưởng, danh hiệu quốc tế: Top 15 điểm đến được yêu thích nhất Châu Á năm 2022 do Trang TripAdvisor (website du lịch nổi tiếng thế giới của Mỹ) công bố; đứng vị trí thứ 3 trong Top 10 thành phố du lịch hàng đầu Đông Nam Á - Giải thưởng du lịch Châu Á 2022 do tạp chí du lịch Travel & Leisure (Mỹ) tổ chức; dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh điểm đến du lịch cấp tỉnh Việt Nam (VTCI) do Hội đồng Tư vấn Du lịch Việt Nam (TAB) thực hiện khảo sát và bình chọn…Trong thời gian đến, thực hiện chủ đề “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội” của thành phố và chủ trương chung của Chính phủ, ngành du lịch phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2022, tạo tiền đề phục hồi du lịch hoàn toàn và tăng tốc phát triển bền vững. Theo đó, ngành du lịch định hướng đến năm 2030, Đà Nẵng trở thành trung tâm du lịch và dịch vụ chất lượng cao, điểm đến sáng tạo của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á; phát huy vai trò hạt nhân tăng trưởng và cửa ngõ du lịch của khu vực miền Trung và Tây Nguyên để hình thành chuỗi giá trị sản phẩm, dịch vụ du lịch tạo lợi thế cạnh tranh trong và ngoài nước. Trước mắt, tập trung khai thác khách nội địa, tăng lượng khách chi tiêu cao từ các địa phương có đường bay trực tiếp đến Đà Nẵng; đa dạng hóa các thị trường khách quốc tế, trong đó tập trung nâng cao chất lượng nguồn khách (tăng khả năng chi tiêu và thời gian lưu trú), thu hút các phân khúc khách cao cấp. Bên cạnh công tác phòng, chống dịch COVID-19, thành phố tiếp tục tập trung triển khai một số giải pháp để phát triển du lịch như sau: 1. Công tác quy hoạch, định hướng phát triển du lịch. 2. Tập trung khôi phục và phát triển hoạt động du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động du lịch. 3. Đầu tư, phát triển sản phẩm du lịch mới để thu hút khách. 4. Xây dựng các chiến lược truyền thông, tập trung triển khai các hoạt động xúc tiến thị trường, xúc tiến khôi phục trở lại các đường bay quốc tế, khai thác thêm đường bay mới. 5. Đảm bản an ninh, an toàn và môi trường điểm đến. 6. Nâng cao chất lượng và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực du lịch. 7. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác quản lý và hoạt động kinh doanh du lịch. 8. Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về du lịch thuộc địa bàn quản lý cho UBND các quận, huyện theo Thông tư 08/2021/TT-BVHTTDL hướng dẫn thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Văn hóa và Thể thao, Sở Du lịch thuộc UBND cấp tỉnh, phòng Văn hóa và Thông tin thuộc UBND cấp huyện áp dụng thực hiện từ 01/11/2021
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
78
Cử tri kiến nghị, thành phố cần đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền sâu rộng các văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành trong thời gian qua. Trong đó, chú trọng đến các quy định có liên quan đến chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa nhằm giúp người dân, tổ chức, doanh nghiệp biết và kịp thời tiếp cận. (Cử tri Kiều Viết Thư, tổ 30, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
1. Thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý Nhà nước về thông tin, báo chí, xuất bản trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, thời gian qua Sở TTTT thường xuyên hướng dẫn báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn thành phố đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các chủ trương, quyết sách đúng đắn của Đảng bộ và chính quyền thành phố khi có chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông, Thường trực Thành ủy, UBND thành phố và yêu cầu phối hợp thông tin từ các sở, ban, ngành nhằm thông tin đến các tầng lớp nhân dân các văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành liên quan đến các lĩnh vực. 2. Nhiệm vụ tuyên truyền các văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành là do các sở, ban, ngành chủ động thực hiện để truyền thông các chính sách trên lĩnh vực mình phụ trách. Sở TTTT là cơ quan quản lý nhà nước trên các lĩnh vực thông tin và truyền thông, trong đó có lĩnh vực báo chí; thực hiện nhiệm vụ phối hợp hỗ trợ các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn thành phố trong công tác hướng dẫn, chỉ đạo cơ quan báo chí truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn thành phố. Vì vậy, đối với các văn bản quy phạm pháp luật đã được Quốc hội, Chính phủ ban hành liên quan đến chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, Sở TTTT đã có văn bản số 1945/STTTT-TTBCXB ngày 11/8/2022 đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cung cấp thông tin để Sở TTTT triển khai hướng dẫn công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
79
Cử tri phản ánh, dự án Làng Đại học Đà Nẵng hiện nay đang triển khai giai đoạn 1, trong đó có một số hộ dân đã nhận tiền đền bù giải tỏa nhưng chưa được bố trí đất tái định cư nên chưa thể bàn giao mặt bằng. Cử tri kiến nghị, thành phố cần quan tâm, xem xét có chính sách hỗ trợ cho người dân được nhận đất tái định cư để làm nhà trước, rồi sẽ bàn giao mặt bằng sau. (Cử tri Phạm Quang, tổ 61, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Thực hiện Quyết định số 1335/QĐ-UBND ngày 13/5/2022 của UBND thành phố về việc phê duyệt bổ sung Kế hoạch tái định cư tổng thể dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết cho Đại học Đà Nẵng. UBND quận Ngũ Hành Sơn phối hợp với Đại học Đà Nẵng và các Ban ngành liên quan đã tổ chức họp dân tại Hội trường UBND phường Hòa Quý vào ngày 21/6/2022 thông báo chủ trương đền bù, giải tỏa và bố trí đất tái định cư để nhân dân tiến hành nhận tiền đền bù, giải tỏa đồng liên hệ Ban GPMB quận Ngũ Hành Sơn đăng kí nhận đất tái định cư thực tế, tiến hành thủ tục xây dựng nhà và cam kết bàn giao mặt bằng theo tiến độ của dự án.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
80
Cử tri kiến nghị thành phố phối hợp với các ngành có liên quan để đẩy nhanh tiến độ giải tỏa dự án Làng Đại học Đà Nẵng và thông báo cho cử tri được biết dự kiến khi nào sẽ giải tỏa xong giai đoạn 2, với 30 ha còn lại. (Cử tri Lê Thị Lợi, Chi bộ Hải An, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Phần diện tích cần giải phóng mặt bằng: 67,28ha. + Dự án Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và các công trình cấp thiết cho Đại học Đà Nẵng đang tiến hành giải phóng mặt bằng (giai đoạn 1) thuộc tại Hòa Quý – Điện Ngọc, phường Hòa Quý, Hòa Hải quận Ngũ Hành Sơn với diện tích khoảng: 40,0ha. - Phần diện tích đất giải phóng mặt bằng trong giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 2) Đại học Đà Nẵng đã báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung vốn để tiếp tục giải phóng mặt bằng phần diện tích còn lại: 27,28ha triển khai trong giai đoạn 2023-2025 theo Công văn số 2966/ĐHĐN-VP ngày 16/8/2022 của Đại học Đà Nẵng.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
81
Cử tri phản ánh, giá đền bù tại dự án Làng Đại học Đà Nẵng cho một số hộ dân vừa qua quá thấp, không đủ để các hộ dân nộp tiền đất tái định cư. Ngoài ra, có tình trạng một số hộ dân nhận được tiền đền bù chưa đủ, chưa được bố trí tái định cư đầy đủ nhưng dự án đòi phải trao trả mặt bằng toàn bộ gây khó khăn cho các hộ dân. Cử tri kiến nghị, thành phố xem xét, giải quyết đền bù và bố trái đất tái định cư thỏa đáng cho người dân. (Cử tri Lê Thị Lợi, Chi bộ Hải An, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn; Cử tri Phạm Quang, tổ 61, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Dự án triển khai và họp Công bố quy hoạch ngày 09/9/2020 và thực hiện việc đền bù bố trí tái định cư và đơn giá thu tiền sử dụng đất theo Quyết định số 09/2020/QĐ-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc Quy định Bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2020-2024 và Quyết định số 11/2020/QĐ-UBND ngày 20/4/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc ban hành hệ số điều chỉnh giá đất áp dụng cho năm 2020 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng là đơn giá mới nhất tại thời điểm tiến hành giải tỏa. Hiện nay Hội đồng BTTH&GPMB đang thực hiện chủ trương chi tiền đền bù, giải tỏa đồng thời vận động nhân dân liên hệ Ban GPMB quận Ngũ Hành Sơn đăng kí nhận đất tái định cư thực tế, tiến hành thủ tục xây dựng nhà và cam kết bàn giao mặt bằng theo tiến độ của dự án chứ không yêu cầu nhân dân bàn giao mặt bằng trước
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
82
Cử tri phản ánh, Khu căn cứ cách mạng K20 đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ năm 2010 và trong thời gian qua di tích này đã đón nhiều lượt khách đến tham quan. Cử tri kiến nghị, thành phố cần quan tâm hơn cho việc đầu tư các hạng mục không thể thiếu của Khu di tích K20 để hấp dẫn hơn đối với du khách. Cụ thể là khôi phục lại Địa đạo Xóm Đồng và một số hầm bí mật tại nhà dân; trồng lại các lũy tre xung quanh làng để tăng thêm cảnh quan cây xanh bóng mát. Ngoài ra, cần quan tâm khai thác hiệu quả hơn Bến cầu tàu du lịch K20 và xây dựng mô hình du lịch trong dân nhằm tạo ra những sản phẩm hấp dẫn mới. (Cử tri Phạm Hiền, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn)
...
Tại Văn bản số: 29/BC-ĐĐBQH ngày 19/07/2022
Ngày 17/7/2020, UBND thành phố có Quyết định số 2566/QĐ-UBND phê duyệt Đề án phát triển du lịch Khu căn cứ cách mạng K20, tiếp đó, UBND thành phố có Công văn 3029/UBND-SKHĐT ngày 03/6/2022 thống nhất chủ trương đầu tư những hạng mục cần thiết tại Khu căn cứ cách mạng K20 với tổng kinh phí không quá 15 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố gồm: Phục hồi Địa đạo Xóm Đồng, Hầm Bí mật. Khu phức hợp: San nền; Bảng bia đá di tích; Nền sân, đường đi lối dạo; Sân Trung tâm; Bãi đậu xe; Hồ điều tiết; Hệ thống điện chiếu sáng; Điện trang trí; Hệ thống cấp, thoát nước...Đền bù giải tỏa, dọn dẹp mặt bằng khu vực trồng hoa màu và đầu tư điện chiếu sáng, cấp thoát nước để kêu gọi xã hội hóa trồng hoa màu phục vụ du lịch tham quan. UBND thành phố đã giao UBND quận Ngũ Hành Sơn hoàn chỉnh hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư dự án gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định trình cấp thẩm quyền phê duyệt và triển khai các bước tiếp theo đúng quy định. Đối với nội dung khai thác Bến cầu tàu du lịch K20 và xây dựng mô hình du lịch trong dân, UBND thành phố đã giao UBND quận Ngũ Hành Sơn nghiên cứu, xây dựng phương án, vận hành khai thác nhằm tạo ra các sản phẩm du lịch, dịch vụ phục vụ du khách.
...
Tại Văn bản số:5053 ngày 14/09/2022
83
Liên quan đến Công trình Cải tạo hệ thống thoát nước và Hạ tầng cống bể ngầm cáp thông tin trên 04 tuyến đường nội thị (Phan Châu Trinh, Lê Lợi, Hoàng Diệu và Ông Ích Khiêm). Hiện nay, Ban Quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên đề nghị chuyển công trình Cải tạo hệ thống thoát nước trên 04 tuyến đường nội thị Phan Châu Trinh, Lê Lợi, Hoàng Diệu và Ông Ích Khiêm thuộc Gói thầu 1.7 sang sử dụng nguồn vốn ngân sách thành phố để đầu tư. Đề nghị lãnh đạo UBND thành phố chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các trình tự, thủ tục xác định chủ đầu tư dự án đầu tư công sử dụng vốn ngân sách thành phố để triển khai thực việc Cải tạo hệ thống thoát nước và p cống bể ngầm cáp thông tin trên 04 tuyến đường Phan Châu Trinh, Lê Lợi, Hoàng Diệu và Ông Ích Khiêm, triển khai thi công đồng thời với công trình Hạ ngầm lưới điện trung, hạ thế trên 04 tuyến đường trên nhằm đảm bảo thi công đồng bộ giữa các công trình, tránh trường hợp đào xới nhiều lần trong thi công
...
Tại Văn bản số: 26/NQ-HĐND ngày 14/07/2022
Thực hiện theo Kế hoạch 187/KH-UBND ngày 29/10/2021 của UBND thành phố về việc thống nhất kế hoạch thi công cải tạo các tuyến nội thị đồng bộ với hạ ngầm cáp thông tin, cáp điện để tránh đào xới nhiều lần. Trong đó thống nhất đường Lê Lợi, Phan Châu Trinh sẽ triển khai trong năm 2023 và đường Ông Ích Khiêm, Hoàng Diệu sẽ triển khai trong năm 2024. Tuy nhiên, do Dự án Phát triển bền vững kết thúc vào ngày 31/12/2022 nên Ban quản lý các dự án Đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên đã có văn bản đề xuất cắt 4 hạng mục trên ra khỏi hợp đồng 1.7 thuộc dự án Phát triển bền vững và xây dựng kết hợp với hạ ngầm cáp thông tin, cáp điện, hệ thống điện chiếu sáng, UBND thành phố giao Sở Xây dựng xử lý. Ngày 25/5/2022, Sở Xây dựng có Công văn số 3427/SXD-QLXD trình UBND thành phố thống nhất cho phép cắt bỏ các hạng mục nói trên ra khỏi dự án. Do vậy, sau khi có chủ trương thống nhất của UBND thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tham mưu UBND thành phố bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và xác định chủ đầu tư thực hiện, đảm bảo đồng bộ trong thi công cải tạo các tuyến nội thị và hạ ngầm cáp thông tin, cáp điện đối với 4 tuyến đường trên (dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách là 30 tỷ đồng).
...
Tại Văn bản số:5064 ngày 15/09/2022
84
Theo Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, lũy kế 5 tháng đầu năm 2022, vốn đầu tư công từ nguồn ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 1.611,3 tỷ đồng; tương đương 24,7% kế hoạch vốn được giao và giảm 37,9% so với cùng kỳ năm trước. Việc chậm giải ngân vốn đầu tư công ngoài yếu tố khách quan như tăng giá nguyên vật liệu, thì gặp phải những vướng mắc trong triển khai quy trình thủ tục kéo dài, giải phóng mặt bằng chậm... UBND thành phố có những giải pháp gì để tháo gỡ về quy trình thủ tục, đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng cũng như cơ chế chính sách gì hỗ trợ giúp đỡ các nhà thầu trong điều kiện giá nguyên vật liệu tiếp tục tăng cao
...
Tại Văn bản số: 26/NQ-HĐND ngày 14/07/2022
I. Năm 2022, kế hoạch vốn đầu tư công của thành phố được Trung ương giao là 5.963,336 tỷ đồng và HĐND thành phố giao là 7.880,731 tỷ đồng, nếu không kể dự nguồn 341,244 tỷ đồng thì kế hoạch phân bổ là 7.539,487 tỷ đồng. Ngoài ra, kế hoạch vốn năm 2021: (1) ngân sách địa phương được kéo dài là 128,561 tỷ đồng; (2) ngân sách TW được kéo dài là 251,907 tỷ đồng. Theo số liệu chính thức đến ngày 30/6/2022, giải ngân vốn năm 2022 đạt 1.885 tỷ đồng, bằng 31,6% kế hoạch Trung ương giao, cao hơn mức bình quân cả nước 27,82% và đạt 25% kế hoạch thành phố đã phân bổ (thanh toán 78,7%, tạm ứng 21,3%), cao hơn so với cùng kỳ năm 2021, kết quả này là sự cố gắng lớn song chưa đạt mục tiêu dự kiến phấn đấu là 35% . Để đạt được kết quả trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã chủ động tham mưu UBND thành phố quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành: (1) khẩn trương giao kế hoạch năm 2022 ngay sau khi bế mạc kỳ họp HĐND cuối năm 2021; (2) ban hành các văn bản, chỉ đạo, đôn đốc, các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân; (3) Lãnh đạo tp trực tiếp kiểm tra chỉ đạo, quyết liệt tháo gỡ các khó khăn vướng mắc… Về giải pháp trong thời gian tới: Bám sát và thực hiện tốt Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 26/01/2022 của UBND thành phố về một số nhiệm vụ, giải pháp tập trung triển khai, giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2022, trong đó phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn được giao, tập trung một số nhiệm vụ, giải pháp như: (1) Tiếp tục theo dõi đánh giá tiến độ giải ngân theo từng đơn vị, từng công trình trọng điểm, qua đó xác định những khó khăn vướng mắc để tham mưu lãnh đạo thành phố kịp thời chỉ đạo tháo gỡ. Lãnh đạo thành phố phụ trách địa bàn tăng cường công tác kiểm tra, chỉ đạo sát sao hơn đối các đơn vị chủ đầu tư triển khai thực hiện dự án, đảm bảo các dự án cam kết hoàn thành, khởi công trong năm được thực hiện đúng cam kết. Liên quan đến những vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, vừa qua thành phố đã giao Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện rà soát phân loại từng nhóm vấn đề vướng mắc để đưa ra các giải pháp tháo gỡ, dự kiến sẽ tổ chức Hội nghị bàn việc này trong tháng 7/2022. (2) Quy định chi tiết tỷ lệ giải ngân đến từng thời điểm trong năm. Các chủ đầu tư, đơn vị điều hành dự án cam kết tỷ lệ giải ngân, xây dựng kế hoạch giải ngân từng tháng; chịu trách nhiệm lựa chọn đơn vị tư vấn và nhà thầu có đầy đủ năng lực kỹ thuật, tài chính, kinh nghiệm nhằm triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng để rút ngắn thời gian thực hiện công trình. Chủ tịch Hội đồng giải phóng mặt bằng các quận, huyện đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa để bàn giao mặt bằng thi công, chịu trách nhiệm về tỷ lệ giải ngân vốn đền bù các dự án do các đơn vị khác thực hiện trên địa bàn. (3) Chủ đầu tư chịu trách nhiệm trước lãnh đạo thành phố về việc thực hiện giải ngân vốn đầu tư công; UBND thành phố giao Sở Nội vụ căn cứ kết quả thực hiện để đánh giá, bình xét thi đua về mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao; sẽ xử lý, điều chuyển các trường hợp thiếu trách nhiệm làm chậm trễ tiến độ thực hiện triển khai các công trình và chậm giải ngân vốn đầu tư công năm 2022. Ngoài ra, UBND thành phố sẽ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt các chủ đầu tư thực hiện các giải pháp như: Tăng cường công tác tiếp dân, vận động, giải quyết các vướng mắc về đền bù để sớm có mặt bằng bàn giao cho nhà đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ thanh toán đối với các công trình thanh quyết toán, tiến độ thực hiện các công trình chuyển tiếp không vướng mặt bằng; Tăng cường giám sát, đôn đốc nhà thầu tăng cường nhân lực, máy móc, thiết bị… tổ chức tăng ca đẩy nhanh tiến độ thi công; Kịp thời tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu; Ưu tiên giải ngân kế hoạch vốn đền bù giải tỏa, vốn ngân sách trung uonwg, vốn kéo dài sang năm 2022; Điều chỉnh, điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn năm 2022 đối với các công trình chậm hoặc khó có khả năng giải ngân để bổ sung cho các công trình, dự án có nhu cầu; Đẩy nhanh tiến độ thực hiện thủ tục chuẩn bị đầu tư, sớm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án; xem xét, xử lý các kiến nghị, đề xuất về điều chỉnh đơn giá hợp đồng theo quy định… b) Trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế thành phố tuy phục hồi nhưng chưa đồng đều và gặp nhiều thách thức, nhất là việc thu hút đầu tư nước ngoài đạt rất thấp, tỷ lệ doanh nghiệp FDI dự kiến mở rộng quy mô thấp hơn đáng kể so với mức trung bình cả nước. Đề nghị cần có những giải pháp nào để tăng việc thu hút đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân.
...
Tại Văn bản số:5064 ngày 15/09/2022
85
Trong 6 tháng đầu năm 2022, kinh tế thành phố tuy phục hồi nhưng chưa đồng đều và gặp nhiều thách thức, nhất là việc thu hút đầu tư nước ngoài đạt rất thấp, tỷ lệ doanh nghiệp FDI dự kiến mở rộng quy mô thấp hơn đáng kể so với mức trung bình cả nước. Đề nghị cần có những giải pháp nào để tăng việc thu hút đầu tư, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân
...
Tại Văn bản số: 26/NQ-HĐND ngày 14/07/2022
Trong 6 tháng đầu năm 2022, tình hình dịch bệnh được kiểm soát, thành phố Đà Nẵng là một trong các địa phương có tốc độ phục hồi kinh tế nhanh và dần lấy lại đà tăng trưởng trong quý II năm 2022, trong đó, lĩnh vực dịch vụ, đóng góp gần 90% tăng trưởng của thành phố, lĩnh vực công nghiệp xây dựng phục hồi còn chậm do bị ảnh hưởng nhiều bởi giá cả xăng dầu, nguyên nhiên vật liệu tăng cao, lạm phát gia tăng và đứt gãy chuỗi cung ứng trên thế giới. Về vốn FDI, trong 6 tháng đầu năm, thành phố thu hút được 105,011 triệu USD vốn đầu tư FDI; trong đó, vốn đầu tư đăng ký của các dự án cấp mới có thấp hơn so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên điểm sáng trong thu hút đầu tư FDI của thành phố trong 6 tháng đầu năm 2022 là hoạt động đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong các tổ chức kinh tế khá sôi động, đạt 55,5 triệu USD, tăng gần 22 lần, tương ứng tăng 2.196% so với cùng kỳ năm 2021 (2,527 triệu USD). Nguyên nhân của kết quả thu hút đầu tư FDI đạt thấp là do nguồn quỹ đất lớn của chúng ta khá hạn chế; dự án lớn chưa nhiều, chủ yếu thu hút vào Khu Công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin, tuy nhiên hạ tầng chưa hoàn thiện, chưa có nhiều giải pháp tích cực để thu hút nhà đầu tư. Mặt khác trong 2 năm qua dịch bệnh xảy ra, việc đi lại khó khăn, công tác xúc tiến đầu tư nước ngoài bị hạn chế, hoạt động sản xuất kinh doanh trong và ngoài nước bị đình trệ. Qua năm 2022, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát nhưng diễn biến còn khá phức tạp, lạm phát gia tăng, giá xăng dầu nguyên vật liêu lương thực tăng cao, một số chuỗi cung ứng bị đứt gãy. Do vậy, tâm lý nhà đầu tư là hạn chế đầu tư mới để hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn. Theo đó, hoạt động đầu tư của các Doanh nghiệp nước ngoài chủ yếu tập trung cho việc khôi phục hoạt động các dự án đang tạm dừng, mở rông sản xuất kinh doanh với những dự án có tiềm năng, việc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp là chủ yếu. Xác định thu hút đầu tư là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của “Năm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội”, trong những tháng đầu năm 2022, thành phố đã tập trung triển khai có hiệu quả các hoạt động, chương trình xúc tiến đầu tư cụ thể như sau: - Ban hành Kế hoạch xúc tiến các dự án ưu tiên đầu tư và thành lập Tổ công tác liên ngành về xúc tiến và hỗ trợ đầu tư. Triển khai nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chương trình xúc tiến đầu tư, đón tiếp các đoàn doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài vào nghiên cứu, tìm hiểu đầu tư tại thành phố (thành phố đã đón tiếp 73 đoàn khách quốc tế đến thăm và làm việc, tăng 45 đoàn (160,7%) so với cùng kỳ 2021, như: Tập đoàn Sumitomo; Công ty CP BĐS Việt Nhật; Công ty TNHH Massda Land; Tập đoàn GAZ; Tập đoàn ADANI, Công ty TNHH BES Engineering Việt Nam, Tập đoàn AEON Nhật Bản…), tổ chức thành công Diễn đàn Đầu tư Đà Nẵng 2022...Hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư; thực hiện rà soát, điều chỉnh các chính sách hỗ trợ đầu tư trên địa bàn thành phố nhằm đảm bảo tính khả thi khi áp dụng vào thực tiễn; khẩn trương hoàn thành các Đề án: Nghiên cứu kêu gọi, xúc tiến các nhà đầu tư lớn đầu tư và các khu công nghiệp mới (Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh) và Khu Công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng", “Thành lập Khu phi thuế quan thành phố Đà Nẵng”, “Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành Trung tâm tài chính quy mô khu vực”… Chuẩn bị sẵn sàng quỹ đất và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kêu gọi đầu tư như: + Tiếp tục hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu công nghiệp, quy hoạch... để làm tiền đề thu hút đầu tư trong thời gian tới; đẩy nhanh tiến trình đàm phán kêu gọi thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đang quan tâm đầu tư vào các Khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin, khu công nghiệp hỗ trợ công nghệ cao; sớm triển khai đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp (khu công nghiệp Hòa Cầm giai đoạn 2, Hòa Nhơn, Hòa Ninh), cụm công nghiệp mới (Hòa Nhơn, Cẩm Lệ giai đoạn 2,...) theo quy hoạch đã phê duyệt, trong đó đưa Cụm công nghiệp Cẩm Lệ (giai đoạn 1) đi vào hoạt động, khẩn trương triển khai đầu tư cụm công nghiệp Hòa Nhơn. Tập trung hoàn thành và phê duyệt quy hoạch các phân khu chức năng theo Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố đến măm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm cơ sở xác định địa điểm các dự án cần kêu gọi đầu tư nhằm tạo động lực phát triển cho thành phố; đồng thời hoàn thành thủ tục để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất các khu đất sạch, hỗ trợ tạo điều kiện cho nhà đầu tư sớm hoàn thiện thủ tục đầu tư đối với các dự án Nhà đầu tư đã cam kết nghiên cứu thực hiện tại Diễn đàn đầu tư Đà Nẵng 2022. Thành phố tiếp tục nghiên cứu các giải pháp, triển khai các cơ chế chính sách nhằm tập trung đất đai, để có thể cung cấp cho các nhà đầu tư những diện tích đất trống đủ lớn để tiến hành đầu tư; ưu tiên đầu tư cho các công trình hạ tầng (giao thông, điện, nước, xử lý nước thải, viễn thông) kết nối giữa các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung với ngoài khu đối với Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung cũng như các Khu công nghiệp đang hoạt động nhưng chưa kết nối toàn bộ hạ tầng với ngoài khu, ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác. - Tiếp tục hỗ trợ hiệu quả các nhà đầu tư tại chỗ: + Ban hành Quyết định về việc Hướng dẫn trình tự, thủ tục chuẩn bị đầu tư và lựa chọn nhà đầu tư đối với các dự án đầu tư không sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước thực hiện ngoài các Khu công nghiệp, Khu công nghệ cao, Khu công nghệ thông tin tập trung, Cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố. Tạo thuận lợi và giải quyết nhanh thủ tục cho các nhà đầu tư đang hoạt động tại thành phố tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc triển khai dự án. + Đa dạng hóa phương thức tiếp nhận kiến nghị, phản ánh của nhà đầu tư; xử lý dứt điểm, kịp thời các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án đã cấp phép để tái khởi động các dự án. + Chú trọng xây dựng hạ tầng mềm như dịch vụ tài chính, trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm, dạy nghề, đào tạo nghề, trung tâm nghiên cứu, các cơ sở y tế để đáp ứng nhu cầu cao của các tập đoàn FDI lớn, tạo tiện ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư.
...
Tại Văn bản số:5064 ngày 15/09/2022
86
Qua giám sát, ngày 19/01/2009, UBND thành phố đã phê duyệt quy hoạch chi tiết dự án dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô tại Quyết định 724/QĐ-UBND. Ngày 11/3/2010 thành phố đồng ý chủ trương giao Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Thủy làm chủ đầu tư triển khai dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô và dự án đầu tư, quản lý vận hành Khu công cộng Nam Ô (gồm các hạng mục Công viên Nguyễn Tất Thành, Ghềnh Nam Ô, Bãi tắm Nam Ô, Bãi tập kết thuyền thúng, Tuyến kè chống sạt lở Nam Ô) với có quy mô khoảng 25 ha, trong đó: 10 ha đất trả tiền 1 lần và 15ha đất thuê hàng năm. Từ khi thực hiện chủ trương của thành phố về thu hồi đất giao đất cho nhà đầu tư đến nay đã hơn 10 năm nhưng dự án vẫn chưa hoàn thành, nhiều hạng mục còn dỡ dang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân. Đề nghị thành phố cho biết khi nào dự án hoàn thành? Trường hợp nhà đầu tư vẫn không thực hiện thì thành phố có giải pháp gì đối với nhà đầu tư và đảm bảo điều kiện sinh hoạt bình thường của các hộ dân tại khu vực?
...
Tại Văn bản số: 26/NQ-HĐND ngày 14/07/2022
Thực hiện Công văn số 912/VP-KT ngày 30/3/2022 của Văn phòng UBND thành phố về việc liên quan đến tiến độ triển khai dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô, UBND quận Liên Chiểu đã yêu cầu Công ty Cổ phần Trung Thuỷ báo cáo tình hình triển khai và xây dựng kế hoạch đầu tư thi công các dự án trên địa bàn quận Liên Chiểu tại Công văn số 658/UBND-QLĐT ngày 19/4/2022. Trên cơ sở đó, UBND quận Liên Chiểu báo cáo tình hình triển khai và nội dung cam kết của Công ty Cổ phần Trung Thuỷ đối với tiến độ triển khai dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô tại Báo cáo số 142/BC-UBND ngày 19/5/20222, cụ thể các hạng mục xung quanh dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô: Dự án ghềnh Nam Ô và công viên phía Nam Ghềnh Nam Ô: Hiện nay, UBND quận Liên Chiểu đang phối hợp với Công ty Cổ phần Trung Thuỷ hoàn thiện hồ sơ quy hoạch để triển khai đầu tư theo hướng đưa ra khỏi ranh giới toàn bộ diện tích đất rừng tự nhiên trên khu vực ghềnh. Ngày 02/8/2022, UBND quận Liên Chiểu có Tờ trình số 378/TTr-UBND gửi Sở Xây dựng về việc đề nghị phê duyệt Tổng mặt bằng quy hoạch chi tiết TL 1/500. Công ty Cổ phần Trung Thuỷ cam kết triển khai thi công ngay sau khi hồ sơ hoàn thành; Dự án bãi tắm và Bãi tập kết thuyền thúng: UBND quận Liên Chiểu đã trình Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố thẩm định hồ sơ chủ trương đầu tư, nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của dự án. Công ty Cổ phần Trung Thuỷ cam kết triển khai thi công ngay sau khi hồ sơ hoàn thành; Đầu tư Quảng trường kết hợp bãi đỗ xe cuối tuyến đường Nguyễn Tất Thành: Ngày 15/4/2022, Công ty Cổ phần Trung Thuỷ có thông báo khởi công xây dựng công trình, đồng thời cam kết tiến độ thi công dự kiến hoàn thành trước ngày 30/12/2022; Tuyến kè chống sạt lở dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô: hiện nay, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn đang hoàn tất các thủ tục chuẩn bị đầu tư; Công trình 04 lối xuống biển: Công ty Cổ phần Trung Thuỷ cam kết triển khai thực hiện đầu tư các lối xuống biển bằng kinh phí của doanh nghiệp sau khi dự án Khu du lịch sinh thái Nam Ô được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết TL 1/500 và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hạ tầng kỹ thuật điều chỉnh của dự án.
...
Tại Văn bản số:5064 ngày 15/09/2022
87
Người dân thuộc Dự án khu tái định cư cuối tuyến Bạch Đằng Đông đã chờ đợi giải tỏa từ năm 1999 đến nay, nhiều nhà cửa xuống cấp trầm trọng do không được phép xây mới, cải tạo, rất nguy hiểm trong mùa mưa bão, ô nhiễm môi trường, nhếch nhác… Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố cho biết chủ trương đối với dự án này
...
Tại Văn bản số: 26/NQ-HĐND ngày 14/07/2022
Trong tình hình nguồn vốn ngân sách thành phố hạn chế do bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh kéo dài nên Dự án Khu tái định cư cuối tuyến Bạch Đằng Đông thuộc nhóm II/2022 (nhóm dự án chờ triển khai) theo Quyết định số 385/QĐ-UBND ngày 28/01/2022 của UBND thành phố. Tuy nhiên để đẩy nhanh tiến đô thực hiện dự án, trên cơ sở đề xuất của UBND quận Sơn Trà tại cuộc họp về công tác giải phóng mặt bằng quận, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Quang Nam đã kết luận giao UBND quận Sơn Trà chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất triển khai dự án theo hình thức kêu gọi đầu tư”. Ngày 13/7/2022, UBND quận Sơn Trà đã có Báo cáo số 202/BC-UBND ngày đề xuất UBND thành phố thực hiện kêu gọi đầu tư bằng hình thức đấu thầu dự án có sử dụng đất để thực hiện dự án và giao Ban QLDA ĐTXD hạ tầng và phát triển đô thị làm chủ đầu tư. Tuy nhiên, để có đủ cơ sở để UBND thành phố quyết định, đề nghị UBND quận Sơn Trà tiếp tục phối hợp các ngành rà soát quy hoạch, đất đai, các quy định đầu tư, đảm bảo các điều kiện để thực hiện dự án đấu thầu sử dụng đất theo quy định để báo cáo UBND thành phố quyết định trong tháng 8/2022. Trên cơ sở đó, BQL được giao chủ trì thực hiện dự án sẽ phối hợp với các đơn vị thực hiện các thủ tục chuẩn bị và kêu gọi nhà đầu tư trong năm 2023. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ tích cực phối hợp với UBND quận Sơn Trà để đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án.
...
Tại Văn bản số:5064 ngày 15/09/2022
88
Qua nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri phường An Hải Tây gửi đến HĐND thành phố khoá 9 và 10, dự án khu vực xung quanh trung tâm hành chính quận Sơn Trà cơ sở 2 đã treo nhiều năm nay, làm ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi và cuộc sống của người dân; bây giờ thành phố có chủ trương tái thiết đô thị ở khu vực này. Đề nghị UBND thành phố cho biết thời hạn dự án bao giờ triển khai, công bố cho nhân dân biết, để giải toả nổi bức xúc của người dân?
...
Tại Văn bản số: 26/NQ-HĐND ngày 14/07/2022
Liên quan tái thiết đô thị, UBND thành phố đã có Công văn số 1869/UBND-SXD ngày 13/4/2022 về việc chủ trương lập Đề án quy hoạch, tái thiết, chỉnh trang, phát triển đô thị trung tâm thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, Sở Xây dựng đang triển khai thực hiện Đề án. Và tại Kết luận số 209-KL/TU ngày 22/6/2022 của Ban Thường vụ Thành ủy Đà Nẵng về xây dựng và phát triển quận Sơn Trà đến nằm 2030 và những năm tiếp theo cũng đã có chủ trương tổ chức xây dựng phương án quy hoạch tái thiết đô thị một số khu vực trên địa bàn quận Sơn Trà, trước mắt thí điểm thực hiện khu dân cư phía Tây Trung tâm hành chính quận Sơn Trà (khu vực An Vĩnh). Hiện nay UBND quận đang xây dựng Đề án.. Do vậy, đề nghị UBND quận Sơn Trà khẩn trương phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan liên quan để xác định quy hoạch, lựa chọn hình thức kêu gọi đầu tư đảm bảo phù hợp với quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và các quy định khác của pháp luật.
...
Tại Văn bản số:5064 ngày 15/09/2022
89
Người dân Kiệt K211, Nguyễn Văn Thoại, phường Phước Mỹ thuộc dự án Bàu Gia Phước đã nhiều lần kiến nghị giải toả khu vực này và thành phố đã có chủ trương rất lâu rồi. Tuy nhiên, việc triển khai tổ chức thực hiện quá chậm, người dân rất bức xúc. Đề nghị UBND thành phố cho biết dự án bao giờ sẽ triển khai
...
Tại Văn bản số: 26/NQ-HĐND ngày 14/07/2022
Ngày 02/6/2022, UBND quận Sơn Trà đã ban hành quyết định số 1822/QĐ-UBND phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu đất ký hiệu B1-1, B2-1 thuộc dự án Khu dân cư Bàu Gia Phước. Hiện Ban quản lý dự án ĐTXD công trình Dân dụng và Công nghiệp đang phối hợp với Quận Sơn Trà tổ chức cắm mốc, công bố quy hoạch đồ án nêu trên. Kế hoạch triển khai: Do việc điều chỉnh quy hoạch phải giải tỏa thêm 03 hộ dân nên Ban quản lý đang phối hợp với Ban Giải phóng mặt bằng quận Sơn Trà khái toán bổ sung kinh phí đền bù giải tỏa 03 hộ nêu trên để trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh bổ sung. Ngoài ra, do kinh phí đền bù đã vượt tổng mức đầu tư được duyệt nên dự án phải thực hiện điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh dự án đầu tư làm cơ sở điều chỉnh thiết kế để thi công công trình. Do vậy, Ban quản lý dự án ĐTXD công trình Dân dụng và Công nghiệp dự kiến công trình sẽ triển khai thi công vào Quý IV/2022.
...
Tại Văn bản số:5064 ngày 15/09/2022
90
Qua các cuộc tiếp xúc cư tri, bà con cử tri phường Hòa Thọ Đông rất bức xúc đối với các dự án quy hoạch chậm triển khai trên địa bàn phường và đặc biệt là dự án Đông Nam nút giao thông Hòa Cầm. Dự án này đã được UBND thành phố quy hoạch hơn 7 năm qua nhưng chưa triển khai thực hiện, làm ảnh hưởng đến đời sống của người nhân tại khu vực, nhất là tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra vào mùa mưa. Đề nghị UBND thành phố cho biết kế hoạch triển khai thực hiện đối với dự án này trong thời gian đến nhằm để giải quyết các khó khăn, vướng mắc của người dân?
...
Tại Văn bản số: 26/NQ-HĐND ngày 14/07/2022
Tại Khoản 1 Mục II Thông báo số 101/TB-UBND ngày 11/8/2021, Khoản 7 Thông báo số 548/TB-VP ngày 04/10/2021của UBND thành phố liên quan đến chủ trương bồi thường, hỗ trợ các hộ giải tỏa còn lại thuộc dự án HTKT Khu vực phía Đông Nam nút giao thông Hòa Cầm (giai đoạn 1), theo đó Sở Xây dựng được giao nhiệm vụ phối hợp với Ban QLDA ĐTXD các công trình Dân dụng và Công nghiệp Đà Nẵng (nhận chuyển giao từ Công ty Cổ phần VLXD - Xây lắp & Kinh doanh nhà Đà Nẵng), Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Cẩm Lệ kiểm tra, rà soát lại khu vực, có ý kiến đánh giá đầy đủ giải pháp khớp nối thoát nước chống ngập úng, đảm bảo hệ thống giao thông; đưa ra phương án và sơ bộ kinh phí thực hiện đảm bảo hiệu quả, dự kiến về tái định cư trong trường hợp cần giải phóng mặt bằng báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định. Trên cơ sở báo cáo của Sở Xây dựng tại Công văn số 4367/SXD-QLXD ngày 23/6/2022, UBND thành phố đã có Công văn số 3784/UBND-ĐTĐT ngày 11/7/2022, giao Sở Xây dựng chủ trì phối hợp Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận Cẩm Lệ, Ban QLDA ĐTXD các công trình Dân dụng và công nghiệp khẩn trương rà soát lại tổng thể dự án để đề xuất UBND thành phố xem xét, xử lý vướng mắc tại dự án đảm bảo khả thi, hiệu quả, trong đó có tính đến phương án chỉnh trang, nâng nền, khớp nối thoát nước, tránh ngập úng và hạn chế việc đền bù giải tỏa, các phương án đề xuất phải có số liệu về phương án tái định cư và kinh phí thực hiện kèm theo để so sánh hiệu quả của các phương án về mặt kỹ thuật và kinh tế làm cơ sở lựa chọn, tổng hợp gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư trước ngày 05/8/2022; trên cơ sở ý kiến các đơn vị giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan để kiểm tra, rà soát, đề xuất phương án đầu tư tối ưu để triển khai dự án báo cáo UBND thành phố xem xét trước ngày 31/8/2022
...
Tại Văn bản số:5064 ngày 15/09/2022
 
510 dòng. Trang 3/17